Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám": http://123doc.vn/document/1054960-he-thong-triet-li-trong-truyen-ngan-cua-nam-cao-truoc-cach-mang-thang-tam.htm


Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Triết lí sống là một mảng nội dung quan trọng trong truyện ngắn của Nam Cao.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của ông. Ngoài ra, đề tài sẽ
giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này, giúp học sinh hiểu được một khía
cạnh trong truyện ngắn Nam Cao, tăng cường hiệu quả cảm thụ và phân tích tác phẩm.
Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung cái nhìn toàn diện về nhữ
ng đóng góp
của Nam Cao đối với nền văn học dân tộc. Đề tài thành công, có thể là tài liệu hết sức bổ
ích cho các bạn sinh viên, học sinh khi cần đi sâu tìm hiểu Nam Cao và các tác phẩm của
ông.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết,
những từ ngữ, nhận định, ý kiến… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồ
n tài
liệu như: sách, báo, tạp chí…
2. Phương pháp thống kê
Sau quá trình đọc tài liệu người viết tiến hành tổng hợp, thống kê tài liệu đã sưu
tầm được, minh chứng cho những vấn đề đã đưa ra.
3. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp cơ bản khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Từ những tài liệu
đã tập hợp và thống kê đầy đủ, người viết tiến hành phân tích hệ thống triết lí và nghệ

thuật thể hiện triết lí trong tác phẩm của Nam Cao. Từ đó thấy được những chiêm
nghiệm của Nam Cao về cuộc đời, đồng thời làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật trong
các sáng tác của ông.
4. Phương pháp so sánh
Trong quá trình vận dụng phương pháp phân tích, người viết tiến hành liên hệ
những triết lí của Nam Cao với những tác gia khác. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức
thuyết phục và khẳng định được tài nă
ng cùng những đóng góp của Nam Cao trong tiến
trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam.

VII. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, điều này không một ai có thể phủ
nhận. Ngay từ khi tên tuổi của Nam Cao được khẳng định qua tác phẩm Chí Phèo, cho
đến nay đã có hơn hai trăm bài báo và công trình nghiên cứu viết về Nam Cao cùng các
sáng tác của ông. Trong đó có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến h
ệ thống triết lí
trong truyện ngắn của Nam Cao. Chúng tôi đã tập hợp được một số ý kiến cơ bản xoay
quanh vấn đề này.
Nhiều nhà phê bình nghiên cứu đã thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của
Nam Cao và nhận định: những triết lí sống trong truyện ngắn của Nam Cao là một
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 3
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
phong cách riêng của ông. Có nhiều ý kiến đã gặp nhau khi nói về vấn đề này, có thể kể
đến như sau:
Hà Minh Đức (1998: 234) đã chỉ ra rằng: “Chất suy nghĩ và triết lí trong sáng
tác của Nam Cao là một mặt mạnh của ngòi bút góp phần tạo nên điểm riêng của tác
phẩm”.
Bùi Công Thuấn (1997: 65-68) thì nhận xét: “Khuynh hướng triết lí là một
trong những yếu tố làm nên phong cách Nam Cao”. Ông kết luận: “Nam Cao là một cây
bút tâm lí, triết lí, đó là đặc trưng phong cách Nam Cao”.
Trần Đă
ng Suyền (2004: 240) người có nhiều công trình nghiên cứu về Nam
Cao và các tác phẩm của ông đã kết luận:
Đọc Nam Cao, ta bắt gặp tiếng nói của một con người mà vầng trán
không bao giờ thanh thản còn tâm hồn thì nặng trĩu ưu tư. Đặc điểm ấy của con
người Nam Cao đã góp phần tạo nên giọng điệu triết lí suy ngẫm sâu xa, một
giọng điệu làm nên phong cách độc đáo trong sáng tác của ông.
Trong các tác phẩm củ
a Nam Cao, những câu triết lí về những vấn đề bình
thường trong cuộc sống được viết ra không quá phức tạp mà nó hết sức giản dị, rõ ràng,
dễ hiểu. Triết lí của Nam Cao gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từ đó Nam Cao
muốn đưa ra những quan điểm sống, những bài học nhân thế mà ông muốn gởi gắm đến
cho mọi người. Nhiều nhà nghiên cứu văn học
đã nhận xét điều đó như sau:
Hà Minh Đức (1998: 264) nhận thấy ở những phương diện nào trong tác phẩm
của Nam Cao cũng nổi lên tính triết lí: “Tác giả triết lí, nhân vật triết lí, câu chuyện tự
nó cũng toát lên tính chất triết lí. Nam Cao không thuyết lí dài dòng, không biện luận
một cách trừu tượng mà triết lí về cuộc sống và để cho cuộc sống gợi lên ý nghĩa triết lí
của nó”.
Trần Đăng Suyền (1998: 67) đ
ã nhìn nhận “ Trước cách mạng tháng tám, không
có một nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm tâm lí, tổng hợp khái quát cao về tình
trạng chết mòn của con người như nhà văn lớn Nam Cao”.
Bùi Thị Anh Thơ (2005: 17-18) trong bài viết của mình có đề cập đến triết lí
sống trong truyện ngắn Nam Cao “Nét riêng nhân vật Nam Cao là giàu suy lí, luôn triết
lí trong mọi cách suy nghĩ, hành động của mình” và đưa ra kết luận “Văn Nam Cao
mang đầy sự chiêm nghiệm, triết lí”.
Phong Lê (1997: 109) nhận xét về Nam Cao như sau: “Khi kiên nhẫn hoặ
c nhẩn
nha dõi theo lịch sử một đời, hoặc thâu tóm một đời vào một khoảng hẹp thời gian, hoặc
một tình huống truyện, tác giả như muốn nhằm vào một triết lí sống, một bài học nhân
thế”.
Lê Thị Đức Hạnh(1993: 112-119) thì cho rằng trong truyện ngắn Nam Cao,
chất triết lí là “một đặc điểm phổ biến nổi đậm” và nói thêm “trong khi phản ánh hiện
thực, Nam Cao thường hay đi vào nh
ững chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về truy tìm,
đúc kết ra một triết lí cho cuộc sống”.
Phan Diễm Phương (1992: 135) thì kết luận:
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 4
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
Khi đã khảm vào tâm trí người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ vụn
vặt về các số phận, cảnh đời rồi, ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát,
triết lí […] Những khái quát triết lí đó đã được chắt ra từ cuộc sống, là kết
quả của cả một quá trình chiêm nghiệm đời sống đó.
Giá trị của các yếu tố triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao cũng
đã đựơc
nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học nhận xét và đánh giá cao.
Hà Minh Đức (1999: 415) nhấn mạnh:
Nam Cao không rơi vào lối viết luận đề. Chủ đề và ý nghĩa triết học của
sáng tác nổi lên nhưng không ở dạng sắp đặt trước. Sức thuyết phục chủ yếu
của câu chuyện là ở sự sống và phần máu thịt của câu chuyện. Ý nghĩa triết lí
như sợi chỉ
nhỏ chạy xuyên từ ngọn nến nơi đặt điểm sáng của ngọn lửa sáng
tạo tỏa ra tác phẩm.
Nguyễn Đăng Mạnh (2001: 90) thì nhận xét:
Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lí, thích khái quát. Dĩ nhiên sức hấp dẫn
không thể có được nếu ông chỉ lặp lại những nguyên lí chung chung, quen
nhàm. Nói cho đúng, những lí lẽ ông nói ra không phải bao giờ cũng hay ho,
chính xác cả, nhưng quả là những tìm tòi, những phát hiện của riêng ông về
cu
ộc sống, nghĩa là nó mang đẫm mồ hôi của tâm não ông. Cho nên triết lí
mà không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát.
Từ những ý kiến, nhận định trên, ta thấy yếu tố triết lí trong truyện ngắn Nam
Cao là một vấn đề được nhiều người quan tâm và đã có sự nghiên cứu bước đầu. Tuy
nhiên những nghiên cứu đó còn riêng lẻ, chưa lập thành một hệ thống đầy đủ, sâu sắc và
toàn di
ện. Vấn đề đặt ra là cần có sự hoàn chỉnh hơn về hệ thống triết lí trong truyện
ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Trên cơ sở hệ thống hóa, tiếp nhận ý kiến
của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu đầy đủ
mọi nội dung, khía cạnh của triết lí trong các sáng tác của Nam Cao. Qua đó làm rõ nét
hơn một đặc trưng phong cách của nhà văn lớn Nam Cao, góp phần đánh giá đ
úng vai
trò và những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà.
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 5
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…

VIII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau:
Chương I: Cội nguồn triết lí và triết lí trong văn học
I. Cội nguồn của triết lí
II. Văn học, một phương tiện triết lí
Chương II: Tính triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám
I. Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám
1. Tri
ết lí về sự sống –cái chết
2. Triết lí về Đời, về Kiếp của con người
3. Triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau
4. Triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu
5 Triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời
6. Triết lí về tình yêu và hạnh phúc
7.Triết lí về nghệ thuật
II. Nghệ thuật thể hiện triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách m
ạng tháng
tám
1.Triết lí của nhân vật
2.Triết lí của người dẫn chuyện
3.Triết lí của cả tác phẩm
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 6
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ VÀ TRIẾT LÍ
TRONG VĂN HỌC

I. CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ
Theo Đại từ điển Tiếng việt, “triết lí” là “quan niệm chung và sâu sắc nhất của
con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”. Cùng với sự ra đời của triết lí là sự
xuất hiện các khái niệm về triết gia, triết học. Triết học là môn học nghiên cứu những
qui luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy.Triết gia là ngườ
i nghiên
cứu sâu về triết học.
Như vậy triết lí là một vấn đề được sự quan tâm và nghiên cứu rất nhiều.
1. Triết lí của dân gian
Việt Nam là một đất nước bốn nghìn năm văn hiến, có một bề dày lịch sử
chống giặc ngoại xâm khiến nhiều quốc gia láng giềng phải khâm phục. Trên thế giới,
Việt Nam được cho là một đất nước giàu đẹp. Tuy nhiên,
đất nước ta cũng đã phải chịu
những hậu quả nặng nề do thiên tai, dịch họa kéo dài. Chính những điều đó đã gây biết
bao khó khăn trong quá trình tồn tại và sinh sống của con người Việt Nam. Nhưng với
trí thông minh và đầu óc nhanh nhạy sẵn có, người Việt Nam đã sáng tạo ra những cách
ứng phó với các hiện tượng thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và chống giặc
ngoại xâm. Con ngườ
i Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước mọi gian khổ,
nguy hiểm và khó khăn. Không những vậy, với trí tuệ siêu việt, người Việt Nam đã khái
quát những kinh nghiệm từ các hiện tượng riêng lẻ, tạo nên một kho triết lí tồn tại trong
dân gian. Người xưa đã không nhìn sự vật hiện tượng một cách đơn giản bình thường
như nó vốn có mà luôn nhìn nhận nó ở một khía cạnh khác một cách rất thâm thúy và
sâu xa. Cha ông ta đã rất thông thái khi đúc kết nên những triết lí sống có giá trị. Không
chỉ có giá trị về mặt nội dung mà hình thức thể hiện cũng hết sức độc đáo (có vần, có
nhịp nên rất dễ nhớ). Đây là một kho tàng quí báu mà cha ông ta đã tốn biết bao công
sức để tạo nên và truyền lại cho con cháu đời sau. Những triết lí của người xưa luôn dạy
cho con người những điều hay lẽ ph
ải, những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống.
1.1.
Triết lí về khối đại đoàn kết
Trải qua hàng ngàn năm, người xưa đã nhận thấy để chiến thắng giặc ngoại
xâm và chinh phục được thiên nhiên, điều cần thiết là con người cần phải gắn bó, đoàn
kết chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất, đó chính là sức mạnh giúp chiến thắng
tất cả. Trong văn học dân gian, câu chuyện bó đũa đã được lưu truyền cho đến tận ngày
nay về sức mạnh của tình đoàn kết. Mỗi con người chúng ta nếu là một chiếc đũa lẻ loi,
đơn độc thì sẽ rất dễ dàng bị các thế lực khác bẻ gãy, đánh gục. Nhưng nếu con người
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 7
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
biết đoàn kết lại với nhau giống như một bó đũa chắc chắn thì không bao giờ bị thất bại.
Tinh thần này, nhiều lần được đề cập đến trong tục ngữ, chẳng hạn:
“Đoàn kết là sống chia rẽ là chết”
“Đoàn kết là sức mạnh”
Đây là những kinh nghiệm vô cùng quí báu mà chúng ta cần giữ gìn và phát
huy. Trong những cuộc kháng chiến ác liệt chống giặc ngoại xâm cũng nh
ư vật lộn với
thiên nhiên để tồn tại, chính đoàn kết là sức mạnh vô biên giúp cho người Việt Nam đủ
sức chống lại và chiến thắng tất cả. Đoàn kết có thể không là yếu tố quyết định nhất
nhưng nó có một vai trò quan trọng không thể thiếu. Sức mạnh của sự đoàn kết không gì
so sánh được. Ca dao cũng đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
B
ất kì thời kì nào, sự đoàn kết vẫn giữ nguyên sức mạnh và giá trị của nó.
Thiếu đi sự đoàn kết, con người không thể nào vượt qua được những khó khăn thử thách
“Thương người như thể thương thân”
“Lá lành đùm lá rách”
Đó là những lời động viên, kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi con người. Nó
có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Thông điệ
p ấy là
một chiếc cầu nối liền mối quan hệ giữa người và người. Mỗi người hãy làm một viên
gạch nhỏ góp phần tạo dựng nên bức tường thành đoàn kết to lớn không gió mưa giông
bão nào có thể quật ngã được. Lời khuyên của cha ông có giá trị thật to lớn. Triết lí về
khối đại đoàn kết là nền tảng làm nên sức mạnh giúp cho con người vượt qua mọi hoàn
cảnh khó khă
n.
1.2.
Triết lí về lối sống và cách sống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân ta đã đúc kết lại hiểu biết và kinh
nghiệm sống quí báu, truyền đạt từ đời này đến thế hệ sau. Văn học dân gian là một
phương tiện quan trọng và chủ yếu chuyên chở những quan niệm, triết lí của cha ông ta.
Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, hiền hậu, và có ảnh hưởng ít nhiều bởi giáo lí
đạo Phật, nhân dân ta đã cổ vũ cho cái thi
ện và lên án cái ác cái xấu. Ông cha ta yêu cầu
con người sống trong cộng đồng cần phải tích cực hành thiện, không gian dối lọc lừa,
mà phải yêu thương giúp đỡ nhau, có tấm lòng nhân hậu… Quan niệm này đã được thể
hiện như sau qua các câu ca dao, tục ngữ:
“Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”
“Ở hiền thì lại gặp lành
Nếu ai ở ác tội đành vào thân”
Ông cha ta khuyên dạy mọi người:
“Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng g
ặp để dành kiếp sau”
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 8
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…

làm người nên
“Ăn ngay ở thật”
“Cải ác hoàn lương”
và sống sao phải đạo để lưu lại cái đức cho con cháu đời sau, bởi:
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
“Một đời làm hại, bại hoại ba đời”
Điều răn dạy của cha ông ta có ý nghĩa ở mọi thời đại, nhất là trong xã hội thực
dân nửa phong kiến, khi mà các giá trị đã bị đảo lộn, không còn phân biệ
t được giữa
thiện và ác, giữa lành và dữ, con người bị trượt trên hố sâu hủy hoại nhân tính.
Việt Nam là một đất nước sống giàu tình nghĩa và rất mực thủy chung. Bất kì
những ai thuộc dòng giống tiên rồng đều nhớ rõ những lời giáo huấn của cha ông ngàn
đời trước:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước thì phải nhớ nguồn chảy ra”
“Ăn cây nào, rào cây ấy”
“Uố
ng nước nhớ nguồn”
Qua những câu ca dao, tục ngữ mang ý nghĩa biểu trưng, nhân dân ta quan niệm
con người sống phải luôn hướng về cội nguồn. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta cần được kế thừa và phát huy. Bên cạnh đó, người Việt Nam luôn đề cao chữ hiếu,
coi trọng công ơn sinh thành của cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn ch
ảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Ngoài ra, “Các câu chuyện cổ tích còn dạy con người về các giá trị quí báu, như
truyện trầu cau giáo dục tình nghĩa thủy chung giữa anh em, vợ chồng, truyện cây khế là
bài học lòng vị tha và thói tham lam” ( Phương Lựu, 2002:108).
Cha ông ta chủ trương “dĩ hòa vi quí”, con người cần chung sống hòa thuận,
bởi “một câu nhịn chín câu lành”, điều này đã trở thành mộ
t nét tâm lí của nhân dân ta.
“Tâm lí ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn:
Một sự nhịn chín sự lành,
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”. ( Phương Lựu, 2002:159)
Sự tôn trọng tinh thần hòa thuận đã giúp cho đất nước Việt Nam luôn sống
trong không khí hòa bình, ấm áp tình thương. Chính vì vậy, hiện nay Việt Nam đã được
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 9
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
công nhận là một nước có trật tự vào bậc nhất trên thế giới. Có thể thấy quan niệm tư
tưởng của cha ông ta luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó trong mọi thời đại.
Mặt khác, cha ông ta đề cập đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với nhân cách
con người, khuyên con cháu nên tránh xa cái xấu, cái ác, chỉ nên sống trong môi trường
tích cực có thể giáo dục con người theo chiều hướng tốt. Bởi trong nhiều tr
ường hợp,
ảnh hưởng của hoàn cảnh là rất lớn:
“Đi với bụt mặc áo cà sa
Đi với ma mặc áo giấy”
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Qua những câu tục ngữ, thành ngữ trên, cha ông ta muốn nhấn mạnh vai trò của
hoàn cảnh đối với tính cách con người. Vấn đề này cũng trở nên ám ảnh trong nhiều tác
phẩm của Nam Cao mà chúng tôi sẽ đề cậ
p đến ở phần sau.
Song song với vấn đề trên, cha ông ta không nhìn nhận một cách chủ quan,
phiến diện, một chiều mà nhận ra rằng sự cao đẹp trong tâm hồn con người có thể chiến
thắng hoàn cảnh và không bị hoàn cảnh tác động làm mất đi những giá trị tốt đẹp:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Điều này cũng được thể
hiện rõ nét trong nhiều sáng tác của Nam Cao, nói lên
tinh thần nhân đạo của tác giả.
Ngoài ra, nhân dân ta còn nêu lên những quan niệm sống, những tư tưởng, triết
lí thể hiện sự khôn ngoan của trí tuệ. Câu tục ngữ “bắt đứa có tóc ai bắt đứa trọc đầu” là
một triết lí sống có nhiều ý nghĩa đã được nhân vật của Nam Cao kế thừa và phát huy
một cách triệt để trong truyện ngắn Chí Phèo. Cha ông ta cũng giúp cho mọi ngườ
i hiểu
rõ một chân lí hết sức đơn giản mà rất sâu sắc: “mạnh được yếu thua”. Trong cuộc sống,
nếu có được thế mạnh về nhiều mặt: tiền bạc, sức mạnh, quyền thế, sự khôn ngoan…
con người ta ắt hẳn sẽ có được ưu thế trong nhiều lĩnh vực.
Những triết lí sống mà lớp người đi trước để lại cho con cháu đời sau th
ể hiện
bằng văn học: truyện, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, … luôn mang một ý nghĩa răn dạy
hoặc phê phán. Tất cả đều hướng con người đến những giá trị đạo đức tốt đẹp, giúp mọi
người có cuộc sống tốt hơn.
2. Triết lí của người Việt trong quan hệ với những luồng tư tưởng ở Việt Nam
Tôn giáo là một hợp thể bao g
ồm những lí tính và cách thức hành đạo, thường
gắn liền với quyền lực siêu nhiên hình thành hoặc chi phối qui luật sinh tử của con
người. Theo một tôn giáo (hay theo đạo) hàm nghĩa là tin vào một lực lượng thần thánh
và tuân theo những chỉ dẫn đạo đức mà tôn giáo đó đưa ra cho tín hữu.
Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 10
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
Tam giáo Nho, Phật, Lão được du nhập vào nước ta cách đây gần hai ngàn
năm. Cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có những yếu tố bổ sung cho nhau và trong
mỗi học thuyết đều chứa đựng những giá trị mang tính phổ quát. Qua quá trình tiếp biến
với các yếu tố bản địa, dần dần tam giáo đã trở thành những trụ cột của tư tưởng Việt
Nam truyền thống.
2.1.
Đạo Phật
Đạo Phật (buddha, tiếng Ấn là giác ngộ) phát sinh và thế kỉ VI –V TCN ở miền
bắc Ấn Độ, trong vương quốc Kavilavasttu gần biên giới Nêpan. Người sáng lập đạo
Phật là Siddharthagautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm), ông sinh năm 624 TCN. Tất Đạt Đa
xuất thân từ gia đình quyền quí Ấn Độ. Ngài được trông chờ sẽ trở thành lãnh đạo của
dân chúng và gắn kết với cuộc sống nhung lụa quyền th
ế. Lúc này ở Ấn Độ, đạo Bà la
môn (Brahmaanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Do
sự bất bình về phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân,
Tất Đạt Đa đã từ bỏ của cải, địa vị cao sang để sống đời đạo hạnh, mong đạt đến giác
ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi của sinh tử
, đầu thai dẫn đến sự hình thành một tôn giáo
mới. Đạo Phật phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc
và quyền uy độc đoán của đẳng cấp thống trị Bà La Môn.
Phật giáo là tôn giáo duy nhất bàn trực diện đến con người, lấy con người làm
trung tâm, phân tích ngọn nguồn cuộc sống tâm lí tinh thần của nó để tìm ra phương
sách tự giải thoát, giải thoát cho con người và cho cả
chư thiên. Đạo Phật chủ trương
pháp tính bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật. Phật
khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có tinh thần vô ngã, vị tha, làm điều lành tránh
sự ác. Phật là biểu tượng của sáng suốt và từ bi.
Đức Phật là người đã chỉ cho chúng sinh phương cách thoát khỏi vòng luân hồi
của sự chết và đầu thai bằng việc đạt đến giác ngộ.
Để làm được như vậy, đức Phật dạy
các môn đồ về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, kết hợp lời giảng dạy đạo lí với những
hướng dẫn về suy niệm và thiền định.
Tứ Diệu Đế (bốn chân lí kì diệu) hay Tứ Thánh Đế (bốn chân lí thánh) chính là:
Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế, Đạo Đế.
Bát Chánh Đạo (tám nẻo đường chân chính) là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp,
Chánh mạ
ng, Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn.
Như vậy, thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát.
Theo triết lí của nhà Phật, con người cần phải tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện,
tránh điều ác để tạo được nghiệp tốt. Từ đó, con người mới có sự tốt đẹp lâu dài về sau,
thoát được vòng luân hồi khổ
ải.
Với những ưu điểm và những nét tích cực đó, giáo lí của nhà Phật đã được mọi
người tiếp nhận rộng rãi. Tư tưởng Đạo Phật đã ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết người
dân Việt Nam. Chính vì vậy, trong kho tàng văn học dân gian và văn học truyền miệng
đã xuất hiện rất nhiều những câu triết lí về hành động làm điều thi
ện, tránh điều ác,…


Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 11
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý…
2.2. Đạo Nho
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học
thức, biết lễ nghi. Nho giáo là một hệ thống những tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai
trị đã có ở Trung Hoa từ đời Tây Chu với sự đóng góp rất lớn của Chu Công Đán. Đến
cuối đời Xuân Thu (thế kỉ VI-V TCN), Nho Giáo được Khổng Tử và các môn đệ của
ông hệ thống hóa rồ
i sau này ổn định lại trong Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh
Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Tứ Thư: Luận ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử,
tạo thành những kinh điển của Nho gia.
Nho giáo (còn gọi là Khổng giáo) từ đời Hán trở đi dần dần trở thành ý thức tư
tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa. Nho giáo chủ trương “tôn quân, đạo
thống nhất”. Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (tam cươ
ng) là: đạo vua –tôi, đạo cha –
con, đạo chồng –vợ. Cùng với tam cương là ngũ thường (năm phép ứng xử luân lí và
đạo đức): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Lễ được đặc biệt đề cao, “tiên học lễ”, tức là tôn trọng
trật tự đẳng cấp xã hội hiện hành. Người mẫu của đạo Nho là người quân tử, tức là người
tuân theo mệnh trời (Thiên mệnh), trung với vua, hiếu với cha mẹ.
Bổn phận c
ủa người quân tử là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Sau khi
tu sửa, chỉnh đốn bản thân, người quân tử cần hành động. Kim chỉ nam cho mọi hành
động trong công việc cai trị là hai phương châm:
1. Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người; nhân trị là cai trị bằng
tình người, coi người như bản thân mình.
2. Phương châm thứ hai là chính danh: chính danh là sự vật phải ứng với tên
gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận c
ủa mình. Chính danh trong cai trị là phải
làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (luận ngữ).
Khổng Tử nói: con em ở trong nhà thì hiếu, ra ngoài thì kính trọng người tôn
trưởng (đễ), nói năng phải cẩn thận và tín thực, yêu thương rộng rãi mọi người mà thân
cận người nhân. Làm những điều đó dễ dàng (có thừa năng lực) thì cho học văn; kẻ quân
tử học rộng rãi ở văn, kết thúc bằng lễ thì có thể không trái đạo nghĩa.
Nh
ư vậy, quan tâm hàng đầu trong mục tiêu đào tạo con người của Khổng Tử là
có đạo đức, trước hết là trung, tín, hiếu, đễ, cao hơn là yêu thương mọi người, là hướng
về điều Nhân. Theo Khổng Tử, gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên cuộc sống yên bình,
Khổng giáo quan niệm sự trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau sẽ làm cho gia đình êm ấm,
thuận hoà rồi từ đó xã hội sẽ có tôn ti trật tự
, thanh bình. Nói chung “Nho giáo là một
học thuyết đạo đức, nhấn mạnh đến đạo nghĩa chỉ hướng vào cõi người, chú mục hàng
đầu những nguyên tắc ứng xử xã hội” ( Trần Ngọc Vương, 1998:70).
Đạo Nho có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và có khoảng thời gian tồn
tại lâu dài trong hệ tư tưởng của người Việt. Những triết lí của Đạo Nho chủ yếu phục
vụ cho quyền lợ
i của giai cấp thống trị phong kiến. Vì vậy, nó không có sức ảnh hưởng
sâu sắc như giáo lí của Đạo Phật. Khi thời thịnh trị của giai cấp phong kiến đã qua, nó
phần nào đã trở nên lạc hậu.


Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét