LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành": http://123doc.vn/document/569751-hop-dong-chuyen-giao-cong-nghe-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh.htm
Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, các phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng khi nghiên cứu đề tài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Chương 2: Pháp luận hiện hành về hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ và một số
kiến nghị.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ
1.1.1. Khái niệm công nghệ và vai trò của công nghệ
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ
Thuật ngữ công nghệ (tiếng Anh là technology) có nguồn gốc từ hai thuật ngữ Hy Lạp
cổ là techne có nghĩa là kỹ năng hoặc cách thức cần thiết để làm một cái gì đó và logos có nghĩa
là khoa học, kiến thức hay sự nghiên cứu về một cái gì đó [28, tr. 13]. Như vậy, thực chất của
thuật ngữ công nghệ là việc ứng dụng những kỹ năng có được từ sự nghiên cứu, khám phá.
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm công nghệ, như khái niệm công nghệ
được đưa ra bởi Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (United Nation’s Industrial
Development Organization, viết tắt là UNIDO), Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình
Dương (Economic and Social Commision for Asia anh the Pacific - viết tắt là ESCAP), Tổ chức
Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và của các nhà khoa học Việt Nam, trong đó đáng chú ý là quan
điểm của GS. Đặng Hữu. Các khái niệm công nghệ theo các cách tiếp cận khác nhau có ý nghĩa
về mặt khoa học giúp nhận thức được bản chất của công nghệ.
Dưới giác độ pháp lý, công nghệ được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự 2005 thông qua
việc đưa ra những đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ tại Điều 755 Bộ luật Dân sự.
Theo đó, đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật về
công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật,
bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu được chuyển giao, giải pháp hợp
lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do
pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định. Chính vì vậy, khái niệm công nghệ chỉ được đề
cập cụ thể trong những văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động chuyển giao công
nghệ. Theo Luật Chuyển giao công nghệ, khái niệm công nghệ được xác định một cách cụ thể, rõ
ràng tại mục 2, Điều 3 của Luật này như sau: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật
có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm. Đây là một khái niệm tuy ngắn gọn, súc tích nhưng rất đầy đủ.
Từ khái niệm công nghệ nêu trên, có thể rút ra một số nhận định mang tính lý luận về
các đặc trưng cơ bản của công nghệ, cụ thể:
- Tính hệ thống của công nghệ
Hệ thống được hiểu là sự liên kết chặt chẽ của nhiều thành tố để đạt được kết quả nhất
định. Không thể nhìn nhận công nghệ như những thành tố riêng rẽ, bởi công nghệ chỉ phát huy
tác dụng của nó nếu có sự phối hợp và liên hệ chặt chẽ giữa các thành tố khác nhau của công
nghệ. Trên thực tế, việc chuyển giao từng thành tố của công nghệ không phủ nhận bản chất của
công nghệ phải là tập hợp cần và đủ các thành tố tương ứng tạo nên. Kinh nghiệm cho thấy
không ít trường hợp, sự tách rời của từng thành tố công nghệ vẫn có thể được chấp nhận nếu như
bên ứng dụng công nghệ có khả năng tự mình đáp ứng được những thành tố còn lại. Từ việc
phân tích trên đây, có thể nhận thấy công nghệ bao hàm các thành tố sau:
Một là, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu (technoware - phần cứng). Phần này
được gọi là phần kỹ thuật của công nghệ, là những phương tiện vật chất để thể hiện công nghệ.
Hai là, kỹ năng, kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh của con người (humanware). Thành
tố này rất quan trọng, giúp cho việc ứng dụng công nghệ đạt hiệu quả cao, nhanh chóng và với
chi phí hợp lý, đồng thời đảm bảo công nghệ có thể được tiếp nhận, thay đổi và cải tiến cho phù
hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc áp dụng công nghệ
hay (còn được gọi là thể chế, bao gồm việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giải quyết
những đòi hỏi của quy trình quản lý) cũng đóng một vai trò quan trọng. Mặc dù thể chế không
bao hàm những tri thức căn bản làm nên công nghệ nhưng nó lại đảm bảo cho sự áp dụng có hiệu
quả của công nghệ.
Ba là, tài liệu kỹ thuật bao gồm các thiết kế, bản vẽ, hướng dẫn nghiệp vụ, bí quyết kỹ
thuật… Thành tố này được coi là phần thông tin của công nghệ, thể hiện những tri thức công
nghệ được tư liệu hóa.
- Tính ứng dụng của công nghệ
Công nghệ phải có tính ứng dụng trên thực tế nhằm giải quyết những vấn đề nhất định
nhằm phục vụ lợi ích của con người, thể hiện ở chỗ: việc tuân theo công nghệ sẽ làm cho hoạt
động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn như tăng năng suất, giảm chi phí, gia tăng tính năng của sản
phẩm hoặc để phát triển những công nghệ mới, sản phẩm mới. Khả năng ứng dụng của công
nghệ là động lực để phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ và hình thành thị trường công
nghệ.
- Tính trao đổi của công nghệ
Đặc trưng này cho thấy bản thân công nghệ có thể được tiếp nhận, dịch chuyển từ nơi
này sang nơi khác và giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau. Sự trao đổi công nghệ là vô cùng
quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao trong việc biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Tính trao
đổi của công nghệ là thuộc tính gắn liền với tính ứng dụng của công nghệ. Công nghệ có khả
năng ứng dụng thì mới nảy sinh nhu cầu tiếp nhận cũng như chuyển giao. Việc trao đổi công
nghệ sẽ cho phép bên chuyển giao có thể tiếp tục phát triển công nghệ mới, còn bên nhận chuyển
giao sẽ được ứng dụng công nghệ tiên tiến với chi phí thấp hơn.
- Tính giới hạn của công nghệ
Tính giới hạn của công nghệ được hiểu là bản thân công nghệ đang áp dụng hoặc chưa
áp dụng cũng có thể sẽ nhanh chóng bị lạc hậu và được thay thế bởi những công nghệ mới tiên
tiến hơn. Tính giới hạn của công nghệ đòi hỏi công nghệ phải luôn được đổi mới, bắt kịp sự đòi
hỏi của nền kinh tế xã hội. Chính vì công nghệ có tính giới hạn, mà việc triển khai áp dụng
nhanh công nghệ và phổ biến rộng rãi công nghệ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
cường khả năng ứng dụng của công nghệ trong cuộc sống, đồng thời đảm bảo lợi ích cho chủ sở
hữu công nghệ. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách và pháp luật phù hợp để có thể khuyến
khích nghiên cứu, phát triển hoặc tiếp nhận những công nghệ mới và nhanh chóng ứng dụng
công nghệ để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Từ việc xem xét, phân tích những đặc trưng của công nghệ, có thể nhận thấy rằng, việc
đưa ra khái niệm mẫu mực về công nghệ là một thách thức không đơn giản. Mỗi một cách tiếp
cận khái niệm công nghệ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, phù hợp với mục tiêu của
việc sử dụng khái niệm ấy mà thôi.
Để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm công nghệ, thiết nghĩa cần phải phân biệt khái
niệm công nghệ với một vài khái niệm dễ gây nhầm lẫn như là khoa học và kỹ thuật.
Khoa học là "hệ thống tri thức về thế giới khách quan" [32, tr. 269]. Khoa học để chỉ
những hiểu biết của con người về thế giới được định hình bằng các khái niệm, các phạm trù và
quy luật. Giữa khoa học và công nghệ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khoa học đóng vai trò
là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển của công nghệ. Ngược lại, công nghệ có ảnh
hưởng đáng kể đến xu hướng nghiên cứu và là động lực của khoa học. Tuy cùng là sản phẩm trí
tuệ của con người, nhưng giữa khoa học và công nghệ có những sự khác biệt nhất định. Thứ
nhất, nếu như khoa học chỉ hướng tới việc tìm hiểu bản chất của thế giới thì công nghệ lại chú
trọng đến việc áp dụng những hiểu biết ấy để tạo ra những sản phẩm phục vụ lợi ích của con
người. Thứ hai, nghiên cứu khoa học là hoạt động ít hoặc thậm chí không bị hạn chế về thời gian
và không gian, thì ngược lại, những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ. Một công
nghệ dễ dàng bị thay thế bởi một công nghệ khác tiên tiến hơn, và nó có thể được bảo hộ ở
những chừng mực khác nhau nhằm hạn chế khả năng ứng dụng rộng rãi. Thứ ba, kết quả của
khoa học là việc phong phú thêm những hiểu biết về thế giới, còn kết quả của công nghệ là việc
sản xuất ra một sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang có hoặc chí ít là tăng cường hiệu suất
trong việc sản xuất sản phẩm sẵn có.
Công nghệ cũng khác với kỹ thuật. Kỹ thuật được hiểu là một kỹ năng để thực hiện một
số nhiệm vụ đặc thù [28, tr. 14]. Như vậy khái niệm kỹ thuật khá gần với khái niệm công nghệ.
Tuy nhiên, giữa công nghệ và kỹ thuật có những điểm khác nhau cơ bản. Ở giác độ thứ nhất,
công nghệ là sự phát triển cao của kỹ thuật, hay nói khác đi, công nghệ hàm chứa kỹ thuật tiên
tiến, có thể đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Một kỹ thuật là một kỹ năng, thông thường là
một kỹ năng cụ thể. Còn một công nghệ được coi là một hệ thống thông tin trọn gói và các bí
quyết cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc thực hiện một số nhiệm vụ. Ở giác độ thứ hai,
công nghệ bao hàm cả kỹ thuật. Trong bốn thành tố của công nghệ, kỹ thuật chỉ hàm chứa trong
hai thành tố đầu tiên (máy móc và những kỹ năng, kinh nghiệm của con người).
1.1.1.2. Vai trò của công nghệ
Công nghệ có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc
gia và của cả thế giới. Một cách khái quát, công nghệ có những vai trò sau đây:
- Công nghệ góp phần làm giảm nguồn lực tiêu hao
Áp dụng công nghệ vào sản xuất, nguồn lực sẽ được sử dụng một cách hợp lý, tránh
lãng phí không cần thiết.
- Công nghệ giúp doanh nghiệp hợp lý hóa các khâu sản xuất, tăng cường hiệu quả kinh
doanh
Công nghệ không chỉ giải quyết những vấn đề kỹ thuật, mà nó còn giúp cho các khâu
sản xuất, khâu quản lý được gắn kết với nhau hợp lý hơn, do đó hiệu quả sản xuất sẽ tốt hơn,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ở Việt Nam, công nghệ còn có những vai trò sau đây:
- Công nghệ góp phần làm giảm khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước tiên
tiến trên thế giới
- Bản thân công nghệ là một ngành sản xuất tiềm năng, rất phù hợp với tố chất của
người Việt Nam
1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ
1.1.2.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
"Chuyển giao công nghệ" hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là việc đưa công nghệ từ nơi có
công nghệ đến nơi có nhu cầu nhận công nghệ, từ nơi có trình độ công nghệ cao đến nơi có trình
độ công nghệ thấp hơn một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia hoặc là sự dịch
chuyển toàn bộ hoặc một phần công nghệ từ nhóm người này sang nhóm người khác [21, tr. 11].
Đến nay, việc chuyển giao công nghệ hết sức phát triển và phổ biến, được thực hiện trong tất cả
các ngành sản xuất vật chất. Chuyển giao công nghệ không còn diễn ra một chiều, từ những nước
phát triển đến những nước đang phát triển mà ngược lại, các nước đang phát triển cũng hoàn toàn
có khả năng chuyển giao công nghệ cho các nước phát triển ở một số lĩnh vực có thế mạnh.
Hiểu theo nghĩa rộng, chuyển giao công nghệ xảy ra khi một hoặc nhiều thành tố của
công nghệ được mở rộng phạm vi áp dụng (chuyển dịch về địa lý hoặc chủ thể sở hữu, sử
dụng…). Theo nghĩa hẹp, chuyển giao công nghệ được hiểu là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng (một phần hoặc toàn bộ) công nghệ từ bên có quyền giao công nghệ sang bên
nhận công nghệ [10, Điều 3].
Xét dưới khía cạnh pháp lý, chuyển giao công nghệ là một giao dịch dân sự, và do tính
đặc thù của nó, nên Bộ luật Dân sự 2005 đã có hẳn một phần riêng để điều chỉnh giao dịch này.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và được xác lập
thông qua cơ chế hợp đồng, gọi là hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Như vậy, một cách khái quát, khái niệm chuyển giao công nghệ được hiểu như sau:
Chuyển giao công nghệ là một giao dịch dân sự, được thực hiện qua cơ chế hợp đồng
mà theo đó, bên có quyền chuyển giao công nghệ sẽ chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng công nghệ cho bên tiếp nhận theo phương thức và các điều kiện do các bên thỏa thuận.
1.1.2.2. Phân loại chuyển giao công nghệ
Việc phân loại chuyển giao công nghệ có thể được tiến hành dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến hiện nay.
Phân loại theo giới hạn địa lý
- Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là việc tổ chức.
Phân loại theo bản chất quyền đối với công nghệ được chuyển giao
- Chuyển giao giản đơn
Chuyển giao giản đơn là hình thức bên chuyển giao công nghệ cho phép bên nhận
chuyển giao quyền được sử dụng công nghệ trong một thời gian và không gian nhất định.
- Chuyển giao công nghệ không độc quyền
Chuyển giao công nghệ không độc quyền là hình thức bên chuyển giao công nghệ đồng
ý chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng công nghệ cho bên nhận chuyển giao vô thời hạn, trong
phạm vi một không gian nhất định, nhưng không cho phép bên nhận chuyển giao quyền chuyển
nhượng lại cho bên thứ ba.
- Chuyển giao công nghệ độc quyền
Chuyển giao công nghệ độc quyền là hình thức bên chuyển giao trao toàn bộ quyền sử
dụng công nghệ cho bên nhận chuyển giao vô thời hạn, ở bất cứ nơi đâu và không kèm theo bất
kỳ hạn chế nào về chuyển chuyển giao lại cho các bên khác.
Phân loại theo nội dung công nghệ được chuyển giao
- Chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp
như các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.
- Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp các đối tượng của công nghệ.
- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn.
Phân loại theo nguồn gốc công nghệ được chuyển giao
- Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc
Là việc chuyển giao công nghệ từ khu vực nghiên cứu đến nơi sản xuất.
- Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang
Là việc chuyển giao công nghệ từ nơi áp dụng này đến nơi áp dụng khác.
Phân loại theo tính trực tiếp hoặc gián tiếp của việc chuyển giao công nghệ.
- Chuyển giao trực tiếp: thông qua việc chuyển giao máy móc, thiết bị, tài liệu kỹ thuật
cho bên nhận chuyển giao. Bên tiếp nhận công nghệ là một chủ thể hiện hữu, là một bên của hợp
đồng chuyển giao công nghệ, đồng thời cũng là chủ sở hữu hoặc sử dụng công nghệ sau khi tiếp
nhận.
- Chuyển giao gián tiếp: là việc chuyển giao thông qua việc thành lập các liên doanh,
trong đó bên chuyển giao góp vốn bằng công nghệ. Trong trường hợp này, bên tiếp nhận công
nghệ về mặt pháp lý là bên Việt Nam, nhưng thực chất là liên doanh được thành lập mới là chủ
sở hữu hoặc sử dụng công nghệ.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.2.1. Khái niệm và những đặc trưng của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Như trên đã phân tích, bản chất pháp lý của hoạt động chuyển giao công nghệ là giao
dịch dân sự giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, do đó, cơ chế để thực hiện giao dịch
này là cơ chế hợp đồng, gọi là hợp đồng chuyển giao công nghệ. Theo cách tiếp cận truyền
thống, hợp đồng chuyển giao công nghệ được nhận diện dưới hai giác độ, khách quan và chủ
quan.
Theo phương diện khách quan, hợp đồng chuyển giao công nghệ là tổng thể các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình chuyển giao công nghệ.
Theo phương diện chủ quan, hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận của các
bên tham gia hợp đồng mà theo đó, công nghệ sẽ được chuyển giao từ bên có quyền chuyển giao
công nghệ sang bên tiếp nhận công nghệ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm chính
thức về hợp đồng chuyển giao công nghệ, đã phần nào cho thấy tính phức tạp của hợp đồng
chuyển giao công nghệ đã dẫn đến việc nhà làm luật lựa chọn một "giải pháp an toàn" là không
đưa ra định nghĩa mà chỉ quy định những yêu cầu cụ thể đối với hợp đồng chuyển giao công
nghệ như đối tượng, nội dung, phương thức thực hiện… Quy định như vậy sẽ dễ thực hiện,
nhưng có thể không khái quát được bản chất của hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Để làm rõ khái niệm hợp đồng chuyển giao công nghệ, theo người viết, cần phải xuất
phát từ những đặc trưng cơ bản của hợp đồng chuyển giao công nghệ và thông qua những đặc
trưng này, có thể nhận diện một cách tương đối chính xác hợp đồng chuyển giao công nghệ và
phân biệt nó với những hợp đồng khác.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng chuyển giao công nghệ là có đối tượng là công nghệ, với tư cách là
một loại "tài sản" đặc thù. Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác thường xác định cụ
thể đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo các hình thái vật chất của công nghệ
(tức là sự thể hiện ra bên ngoài của công nghệ) như bí quyết kỹ thuật, quy trình sản xuất, …. Tuy
nhiên, ngay cả khi thể hiện như vậy, thì bản thân công nghệ cũng vẫn cứ là một tài sản vô hình,
bởi lẽ giá trị của nó không nằm ở trong chính những hình thái vật chất nêu trên mà là khả năng
đem lại những giá trị cao hơn trong sản phẩm được áp dụng những công nghệ ấy.
Do đặc trưng của công nghệ là tính hệ thống, nên việc hợp đồng chuyển giao công nghệ
cũng phải có những nội dung để đảm bảo tính hệ thống của công nghệ được chuyển giao, theo
đó, mục tiêu cao nhất là đảm bảo bên tiếp nhận công nghệ phải có được những lợi ích từ việc
chuyển giao công nghệ (có khả năng tiếp nhận, làm chủ công nghệ), nhưng đồng thời phải đảm
bảo những quyền lợi hợp pháp cho bên chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận.
Thứ hai, hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập dưới hình thức văn bản. Trong
điều kiện hiện nay, khái niệm "văn bản" được hiểu khá rộng, nghĩa là ngoài văn bản truyền thống
(bản giấy, bản khắc…), những dạng thức khác của quá trình ghi chép ký tự cũng được coi là văn
bản như điện báo, telex, fax, hoặc các thông điệp dữ liệu khác. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
bằng văn bản là công cụ pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên nếu xảy ra
tranh chấp.
Thứ ba, hợp đồng chuyển giao công nghệ gắn với một số hạn chế liên quan đến các thủ
tục đăng ký hoặc cấp phép. Với vai trò to lớn của công nghệ, hầu hết các quốc gia đều phải đối
mặt với một vấn đề: làm thế nào để khuyến khích phát triển công nghệ thông qua hoạt động
chuyển giao công nghệ, nhưng không thể trở thành một "bãi rác công nghệ". Chính vì vậy, các
quốc gia thường có những chính sách nhằm khuyến khích chuyển giao hoặc nhận chuyển giao
một số dạng công nghệ, đồng thời hạn chế và ngăn cấm một số công nghệ khác thông qua những
quy định về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, cấp phép chuyển giao công nghệ.
Từ những phân tích trên đây, có thể xây dựng khái niệm hợp đồng chuyển giao công
nghệ như sau:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận bằng văn bản phù hợp với những thủ
tục do pháp luật quy định giữa bên có quyền chuyển giao công nghệ và bên tiếp nhận công nghệ
mà theo đó, bên chuyển giao có nghĩa vụ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ công nghệ, gắn
hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên tiếp nhận, bên tiếp nhận phải thực
hiện các cam kết tương ứng với quyền nhận công nghệ.
Như vậy, trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có hai bên là bên chuyển giao và bên
nhận chuyển giao.
Bên chuyển giao công nghệ là tổ chức hoặc cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ.
Những điều kiện đối với bên chuyển giao công nghệ là những ràng buộc pháp lý mà bên chuyển
giao công nghệ phải tuân thủ nhằm đảm bảo tính có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công
nghệ. Xét một cách chung nhất, bên chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là bên chuyển giao)
phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, bên chuyển giao phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, bên chuyển giao phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ và có
khả năng chuyển giao công nghệ là đối tượng chuyển giao hoặc được chủ sở hữu công nghệ cho
phép chuyển giao.
Thứ ba, bên chuyển giao được pháp luật cho phép chuyển giao công nghệ.
Bên nhận chuyển giao công nghệ là những tổ chức, cá nhân tiếp nhận công nghệ được
chuyển giao. Xét về mặt lý luận, bên nhận chuyển giao không bị đặt ra nhiều điều kiện như bên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét