Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng.docx

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhưng quá trình sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị của Liên Xô viện trợ từ
những năm 1970 đã quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật và độ chính xác không cao do đó nhà
máy đã từng bước nâng cấp hiện đại hóa máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với cơ chế thị trường.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Z133 được thể hiện
thông qua bảng sau:
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của nhà máy
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005
1 Lao động Người 675 687 700
2 Tổng số vốn Triệu đồng 18.790 19.362 21.098
3 Vốn cố định Triệu đồng 15.850 16.422 17.958
4 Vốn lưu động Triệu đồng 2.940 2.940 3.140
5 Doanh số Triệu đồng 12.303 13.110 14.447
6 Lợi nhuận Triệu đồng 1.045 1.161 1.233
7 Thu nhập bình quân Triệu đồng 1,2 1,3 1,6
Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành nhà máy Z133 từng bước khắc
phục những khó khăn, thử thách để hoàn thành kế hoạch được giao đồng thời nhà
máy còn làm tăng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên thông qua việc
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay nhà máy thực hiện
việc quản lý theo nguyên tắc tự chủ, chịu trách nhiệm và tự hoàn vốn được giao. Nhà
máy áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy điều hành hoạt động theo cơ chế của
doanh nghiệp nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà máy xác định
xây dựng và thực hiện phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, áp dụng
các biện pháp thích hợp để nâng cao tay nghề và trình độ văn hóa của công nhân
viên. Mở rộng quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát
triển sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
đất nước.
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Mọi hoạt động của nhà máy đều dưới sự chỉ huy của giám đốc và các phó giám
đốc.
Giám đốc nhà máy: Là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp
trên trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về đời
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên và sự trưởng thành của nhà
máy. Giám đốc là chủ tài khoản của doanh nghiệp, phê duyệt các các chứng từ như
phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền mặt, séc thanh toán mua hàng và các chứng từ đính
kèm, phê duyệt các hóa đơn nhập kho, xuất kho, định mức vật tư…
Chính ủy: Là người tổ chức triển khai công tác đảng, công tác chính trị của
nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước đảng ủy về công tác Đảng, công tác Chính
trị.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ
thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
mới, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong nhà máy. Là người chỉ huy trực tiếp
điều hành sản xuất theo kế hoạch sản xuất, sửa chữa. Có vai trò trong việc hình thành
các chứng từ kế toán. Phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, ký duyệt biên bản
giao nhận tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định, ký duyệt kiểm tra tình trạng máy
móc, thiết bị sửa chữa lớn hoàn thành và tài sản cố định mới lắp đặt chạy thử đưa vào
sử dụng.
Ban giám đốc có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán. Mọi
chứng từ kế toán phải qua chủ tài khoản phê duyệt. Khi giám đốc đi vắng có thể ủy
quyền cho phó giám đốc kí thay.
Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của nhà máy được hình thành và có các
nhiệm vụ sau:
Phòng kế hoạch: Gồm 18 người có nhiệm vụ chính là xây dựng các phương án
phát triển sản xuất, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, và kế hoạch sản xuất theo từng thời
kỳ, về kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều hành kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác
tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch mua sắm vật tư bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh
doanh nhịp nhàng, cân đối, đều đặn, đúng số lượng, chất lượng theo thời gian quy
định. Phòng kế hoạch có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp
định mức đơn giá tiền lương, cung cấp kế hoạch sản xuất sản phẩm, phiếu xuất kho
tiêu thụ sản phẩm hàng quốc phòng.
Phòng tổ chức lao động: Gồm 7 người có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp lực lượng
lao động, tổ chức bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tổ chức thi nâng bậc, nâng lương và các chế độ bảo hiểm xă hội khác. Có trách nhiệm
ban hành quy chế trả lương đảm bảo đúng chế độ nhà nước quy định, phù hợp với
thực tế của nhà máy. Phòng tổ chức lao động có vai trò trong việc hình thành các
chứng từ kế toán cung cấp cho phòng Tài chính danh sách nâng lương, nâng bậc cho
cán bộ công nhân viên, chế độ trả lương và bảo hiểm xã hội .
Phòng tài chính: Gồm 11 người có chức năng giúp giám đốc quản lý mọi hoạt
động kinh tế tài chính của nhà máy. Kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ
thuật nói chung và chỉ tiêu tài chính nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu chi
tài chính, quản lý và khai thác sử dụng các loại vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng nguyên
tắc theo chế độ quy định, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu
nộp các khoản và nộp ngân sách cấp trên đầy đủ đúng thời hạn, thanh toán các khoản
tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên đúng thời
hạn, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ
công nhân viên đúng nguyên tắc, đúng chế độ . Phân tích hoạt động kinh tế, phân tích
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của nhà máy kịp thời cho lãnh đạo chỉ huy để
có biện pháp quản lý hiệu quả.
Phòng kỹ thuật công nghệ: Gồm 10 người, là bộ phận có chức năng giúp giám
đốc và các phó giám đốc kỹ thuật tổ chức và quản lý công tác khoa học công nghệ
trong nhà máy, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, quy
định kỹ thuật, tổ chức thiết kế, chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu và áp dụng các
công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thông
tin khoa học kỹ thuật. Phòng kỹ thuật công nghệ có vai trò trong việc hình thành các
chứng từ kế toán cung cấp các định mức kinh tế kỹ thuật, vật tư, các bản vẽ thiết kế
kỹ thuật.
Phòng cơ điện: Gồm 8 người, là bộ phận có chức năng giúp giám đốc và phó
giám đốc kỹ thuật về công tác quản lý khai thác, sửa chữa máy móc thiết bị, năng
lượng để phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, sửa chữa máy
móc thiết bị, quản lý việc sử dụng máy móc thiết bị, năng lượng, phương tiện vận tải
theo điều lệ chế độ kỹ thuật quy định. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi công
nhân vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng chế độ, đảm bảo tốt, bền. Phòng cơ
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điện có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp biên bản giao
nhận sửa chữa lớn hoàn thành của tài sản cố định, tình hình sử dụng điện năng trong
nhà máy.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Gồm 6 người, là bộ phận kiểm tra
giám sát việc chấp hành các quy trình công nghệ quy định kỹ thuật của nhà máy.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng và số lượng sản phẩm được sản xuất
ra trong từng kỳ kế hoạch. Nhiệm vụ hướng dẫn cán bộ công nhân viên thực hiện
đúng quy trình công nghệ , quy định kỹ thuật trong sản xuất và sửa chữa. Kiểm nhận
toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng trong kỳ sản xuất sửa chữa. Kiểm tra vật tư, kỹ thuật
phụ tùng nhập kho. Kiểm tra đề xuất các biện pháp chỉ đạo bảo đảm thực hiện điều lệ
công tác chất lượng sản phẩm đạt kết quả tốt. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có
vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp biên bản kiểm tra chất
lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và vật tư hàng hóa mua về nhập kho .
Phòng hành chính: Gồm 18 người, là bộ phận có chức năng giúp giám đốc
trong lĩnh vực công tác văn thư, bảo mật, bảo vệ thông tin liên lạc.
Phòng hậu cần: Gồm 25 người, là bộ phận chức năng giúp giám đốc về công
tác tổ chức đời sống, sức khỏe, doanh trại, nuôi dậy trẻ khu sinh hoạt trong nhà máy.
Có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp hóa đơn nhập, xuất
quân trang, thuốc quân y cho cán bộ công nhân viên.
Phòng chính trị: Gồm 7 người là bộ phận chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ
đạo của thủ trưởng đơn vị mà trực tiếp là Chính ủy. Không ngừng củng cố và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt công tác của nhà máy .
Phòng vật tư: Gồm 10 người, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản và cấp phát các
loại vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện đối chiếu, kiểm kê theo các
chế độ tài chính quy định, chịu sự chỉ đạo của giám đốc, cung cấp phiếu nhập, xuất
kho nguyên vật liệu. ở nhà máy kế toán nguyên vật liệu sử dụng phương pháp thẻ
song song, hàng tháng thủ kho vật tư đối chiếu với kế toán vật tư nhập xuất trong kỳ
làm cơ sở cho việc hoạch toán nguyên vật liệu.


SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại nhà máy Z133
Giám đốc
PGĐ Kỹ Thuật
Chính ủy
Phòng Kỹ thuật
Phòng cơ điện
Phòng KCS
Phòng Vật Tư
Phòng Chính trị
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tổ Chức
Phòng Hậu Cần
Phòng Tài Chính
Phòng Hành Chính
Các phân xưởng sản xuất
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sửa chữa của nhà máy là phân
xưởng sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến do đó việc sản xuất một sản
phẩm phải qua nhiều công đoạn và qua nhiều phân xưởng. Quy trình công nghệ hoạt
động sản xuất gồm 10 phân xưởng phân theo các khối:
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ cung cấp điện nước, khí nén, sửa
chữa trang thiết bị, lắp đặt máy móc thiết bị mới, vận hành chạy
thử, bàn giao cho các phân xưởng sử dụng.
• Phân xưởng tạo phôi: có nhiệm vụ chuẩn bị phôi liệu ban đầu cho
quá trình sản xuất như đúc, rèn, dập…
• Phân xưởng gia công cơ khí: có nhiệm vụ gia công các loại chi tiết
cơ khí thay thế và các sản phẩm trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho
quân đội.
• Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp rắp, hiệu chỉnh, đồng bộ thử
nghiệm các bộ phận chi tiết thay thế.
• Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật
quân sự. Trong nhịp độ phát triển của nhà máy quy trình kỹ thuật
sản xuất, sửa chữa sản phẩm cũng được phát triển theo từ kỹ thuật
sản xuất, sửa chữa ban đầu dựa vào các thiết bị nhỏ đến nay đã phát
triển thành quy trình sản xuất, sữa chữa hoàn chỉnh.
*) Quy trình công nghệ sản xuất:
- Chuẩn bị tài liệu tham khảo, thiết kế bản vẽ, quy định kỹ thuật lập quy
trình gia công.
+ Triển khai sản xuất theo quy trình đã lập.
+ Tạo phôi liệu sản xuất.
+ Xử lý bề mặt.
+ Kiểm tra chất lượng.
+ Bảo quản nhập kho.
Sơ đồ số 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Thiết kế bản vẽ, quy định kỹ thuật, lập quy trình gia công
Triển khai sản xuất
theo quy trình
Tạo phôi liệu
Kiểm tra chất lượng
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xử lý bề mặt
Gia công chế tạo
Bảo quản nhập kho
*) Quy trình công nghệ sửa chữa
- Kiểm định xác định mức hư hỏng.
- Tháo dỡ, tẩy làm sạch bề mặt.
- Sử lý bề mặt.
- Lắp ráp.
- Kiểm tra chất lượng.
- Bảo quản,nhập kho.
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sửa chữa
Kiểm định, xác định mức hư hỏng
Tháo dỡ
Tẩy, làm sạch bề mặt
Kiểm tra chất lượng
Lắp ráp
Xử lý bề mặt
Bảo quản nhập kho
Sơ đồ số 4: Hệ thống quản lý sản xuất ở nhà máy Z133

2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY Z133 –
TCKT - BỘ QUỐC PHÒNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
PX Sửa
chữa: A5
Giám đốc
PGĐ Đầu tư PGĐ Kỹ thuật Chính ủy
PX cơ
điện: A1
PX Tạo
phôi: A2
PX Gia công cơ
khí: A3
PX Lắp
ráp: A4
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập do vậy bộ máy
kế toán của nhà máy được sắp xếp phù hợp với doanh nghiệp lớn, phù hợp với quy
mô sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Trong những năm gần đây, với sự đổi mới đường lối, chính sách về kinh tế đặc
biệt là chế độ tài chính kế toán cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy quy mô của bộ máy kế
toán của nhà máy cũng được thu hẹp lại cho nhỏ gọn, phù hợp hơn. Bộ máy kế toán
của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung.

Sơ đồ số 5: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Tổ tài chính
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp
Tổ kế toán
Kế toán tài chính
Kế toán tiêu thụ
Kế toán quỹ
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền lương
Kế toán vật liệu
Kế toán giá thành
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy, số lượng các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nhu cầu cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý, phòng
kế toán tài chính của nhà máy gồm 11 người được biên chế như sau:
Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Là người chỉ đạo về tổ chức, thực hiện toàn
bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và tình hình hạch toán của nhà máy,
phân tích hoạt động và kết quả kinh doanh.
Phó phòng (Kế toán tổng hợp): Là người giúp việc cho trưởng phòng thực hiện
các công tác kế toán, kiểm tra kế toán đồng thời kiêm kế toán tổng hợp, theo dõi tổng
hợp các nguồn vốn, kết quả sản xuất, thanh toán với ngân sách.
Kế toán tiền lương (1 người): Là người giúp kế toán trưởng quản lý toàn bộ
quỹ lương thực tế và bảo hiểm xã hội, kiểm soát việc chấp hành và thực hiện chế độ
chính sách về lao động và tiền lương.
Kế toán vật liệu (3 người): Có chức năng giúp cho kế toán trưởng quản lý toàn
bộ các loại vật tư, phân tích và phản ánh tình hình biến đổi kho vật tư cũng như giá cả
vật tư, cùng các phòng liên quan đến tổ chức ghi chép theo dõi thực hiện kế hoạch
đảm bảo vật tư.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Giúp cho kế toán trưởng
theo dõi thực hiện toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm, phân
tích nguyên nhân tăng giảm giá thành.
Kế toán tài sản cố định: Giúp cho kế toán trưởng theo dõi tổng hợp tăng giảm
tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định.
Kế toán tiêu thụ: Giúp cho kế toán trưởng theo dõi quản lý kho sản phẩm,
doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất và tình hình thanh toán với người mua.
SV: Lương Kiều Linh Lớp: KT6 -K35
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét