Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Xây dựng một bản kế hoạch marketing cho công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.doc

* Hệ thống phân phối & khách hàng trong nước và quốc tế
DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam. Các nhà phân phối DRC có
nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài.
Nhiều khách hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như : Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô tô
Huyndai, Cty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản VN, nhiều Cty vận tải ,
xe khách cả nước
DRC cũng có nhiều khách hàng nước ngoài tin cậy tại hơn 25 quốc gia thuộc Châu Á , Nam Mỹ,
Châu Âu
* Thành quả và vị thế của DRC
Bằng sự linh hoạt và sáng tạo DRC đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường .Tốc độ tăng
trưởng cao và liên tục trong nhiều năm và ngày nay DRC chiếm thị phần lốp ô tô tải hàng đầu
Việt Nam.
Thương hiệu DRC được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn, trao tặng nhiều danh hiệu
như: Sao Vàng Đất Việt, Hàng VN chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam và được Nhà
nước khen thưởng nhiều huân chương lao động , huân chương độc lập
Tháng 12/2006, DRC chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán
DRC . Điều này thể hiện sự tự tin ,tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty
* Chiến lược phát triển
Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm ; sản phẩm DRC có thị phần lớn ,
được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo
DRC đang đầu tư nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600.000 lốp/năm.
Đây là nhà máy có quy mô lớn , công nghệ hiện đại được xây dựng tại Khu công nghiệp Liên
Chiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công ty
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp , DRC tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng
tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là Nhà sản xuất săm lốp xe hàng
đầu Việt Nam.
An toàn trên mọi địa hình, vững chãi với sức tải lớn, luôn bền bỉ theo thời gian - DRC-
Chinh phục mọi nẻo đường.

Một số hình ảnh Thiết bị , nhà xưởng



3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
3.1 Tình hình thị trường chung
Năm 2011: Hứa hẹn một năm thắng lợi của cao su Việt Nam
Năm 2010 khép lại với những thành tựu đáng nhớ đối với ngành cao su Việt Nam.
Lượng xuất khẩu cao su năm 2010 đạt được khoảng trên 760.000 tấn, cộng thêm thuận lợi về giá
xuất khẩu có lúc đạt trên 4000 USD/tấn nên kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so
với năm trước). Tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi của ngành cao su trong năm vừa qua,
năm 2011 hứa hẹn một năm thắng lợi hơn nữa của ngành cao su Việt Nam.
Tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi của ngành cao su trong năm vừa qua, năm 2011 hứa
hẹn một năm thắng lợi hơn nữa của ngành cao su Việt Nam.
Những thuận lợi của ngành cao su Việt nam
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su, đã phát triển thêm diện tích từ
30.000 - 40.000 ha và đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Sản lượng cao su
của Việt Nam được xuất khẩu ra 39 nước trên thế giới, trong đó, Trung Quốc chiếm 60%. Sản
lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 tăng từ 10-15% so với năm 2009.
Năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Theo
đó, giá cả cũng sẽ được cải thiện ở mức thoả đáng theo đà phục hồi của giá dầu thô và cao su tổng
hợp, đem lại lợi nhuận tốt cho người sản xuất.
Trong thời gian gần đây, tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang chú trọng công tác
trồng mới cao su thay thế những vườn cây già cỗi cũng như hình thành các vườn cây mới sử dụng
giống tiên tiến, cho năng suất cao.
Theo VRG, diện tích trồng cao su của tập đoàn là 270.000 ha, chiếm 40% diện tích trồng cao su
của cả nước, sản lượng xuất khẩu chiếm 85%. Tập đoàn đang triển khai phương án trồng cao su đa
mục tiêu (vừa khai thác mủ, vừa khai thác gỗ), đồng thời mở rộng diện tích trồng cao su ở những
vùng đất mới như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng biên giới Tây Nguyên. Ngoài
ra, tập đoàn còn tiến hành tìm những giống cây trồng phù hợp với từng vùng và khai thác theo hình
thức liên doanh hoặc cổ phần với người dân để phát triển cây trồng này. Một xu hướng nữa đang
được tập đoàn hướng đến là mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây
Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời hướng đầu tư ra nước ngoài do quỹ đất trong nước không còn.
Những nước nằm trong chiến lược này gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Nam Phi. Năm 2011,
sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo tăng 4%, đạt 780.000 tấn do diện tích được mở rộng
thêm 5.000 ha.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát
triển ngành Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả
nước sẽ có 800.000 ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Mục tiêu của ngành Cao su Việt
Nam đến năm 2015 là nâng diện tích trồng lên 800.000 ha và đạt sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm
2020.
Ngoài ra, theo Công ty Công nghiệp cao su miền Nam, thị trường sản xuất lốp xe cao su Việt Nam
sẽ phát triển trong thời gian tới vì sản lượng cao su tại các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản
đang giảm. Đây là cơ hội để các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, giành lợi thế vượt trội trong
lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu lốp xe.
Năm 2011 một năm đầy hứa hẹn của ngành cao su Việt Nam
Nguồn cung cao su tại các nước sản xuất cao su chính trên thế giới tiếp tục có xu hướng giảm sâu
do ảnh hưởng bởi mưa sẽ tiếp tục đẩy giá cao su lên những mức kỷ lục mới. Xu hướng này đang
được minh chứng qua giá cao su trên thị trường châu Á tiếp tục đạt những đỉnh cao mới trong
những phiên giao dịch đầu năm 2011
Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế toàn cầu, cung ngắn hạn tiếp tục hạn hẹp đã làm tăng kỳ
vọng nhu cầu sẽ tăng mạnh đối với cao su, kéo theo giá sẽ tiếp tục phá vỡ những kỷ lục đã đạt
được trong ngắn hạn. Nhu cầu cao su của thế giới năm 2011 sẽ đạt khoảng 11,15 triệu tấn, còn sản
lượng cao su thiên nhiên của thế giới năm 2011 sẽ chỉ đạt khoảng 10,97 triệu tấn, do vậy giá vẫn
trong xu hướng tăng cao do cung thấp hơn cầu (theo Hiệp hội Cao su thế giới).
Với xu hướng nguồn cung cả năm 2011 sẽ tăng so với năm 2010, thì xu hướng giá có lẽ vẫn sẽ
tăng nhưng chậm lại so với những tháng đầu năm 2010, tức tăng chậm hơn nhu cầu của thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành hàng, từ nay đến giữa năm 2011, giá cao su xuất khẩu sẽ
dao động trong khoảng 5.000 USD/tấn. Dự báo giá cao su đến quý I/2011 sẽ tiếp tục ở mức cao do
nguồn cung thế giới lẫn trong nước tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành
sản xuất săm lốp ô tô, nệm… trong nước ngày càng cao.
Như vậy, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong những
tháng đầu năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 có triển vọng sẽ tăng từ khoảng
4-12% so với năm 2010. Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi khối lượng và giá trị xuất khẩu
theo tháng qua các năm gần đây, Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) áp dụng mô hình kinh tế lượng dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 đạt hơn
760 ngàn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD. Đặc biệt cần tận dụng cơ hội ngay từ những tháng đầu
năm 2011 đối với xuất khẩu cao su biên mậu qua thị trường Trung Quốc vì những tuần đầu năm
2011, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đã
đạt đỉnh cao mới, 32.600 nhân dân tệ/tấn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, để tăng cường tính bền vững cho việc xuất khẩu và tiêu
thụ cao su, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu cho các nhà công nghiệp chế
biến cao su trong nước. Nhu cầu cao su thiên nhiên trong nước dự kiến từ 16% hiện nay sẽ tăng lên
30% vào những năm 2020, tương đương khoảng 300- 400 ngàn tấn/năm; các doanh nghiệp
cũng nên đảm bảo chất lượng và bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để mở rộng
thị trường, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch là chủ yếu.
Khó khăn cho thị trường cao su Việt Nam trong thời gian tới
Tháng 8 năm 2011, khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường trên thế giới ước
đạt 80 nghìn tấn với kim ngạch đạt 340 triệu USD, nâng tổng khối lượng cao su xuất khẩu 8 tháng
đầu năm 2011 đạt 449 nghìn tấn, với giá trị 1,9 tỷ USD tăng 4,1% về lượng và 64,9% về giá trị so
với cùng kỳ năm trước.
Về giá cao su tháng 8 tăng nhẹ, song đến cuối tháng 8 lại có xu hướng giảm do những lo ngại liên
quan đến các cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ và Châu Âu, giá dầu thô giảm.
Về thị trường, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất cao su của Việt Nam, tiếp
theo là các thị trường như Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hiện nay, người dân Việt Nam trồng và cung cấp mủ cao su dưới hai hình thức: đại điền (trồng ở
những vùng lớn) và tiểu điền (trồng ở những hộ gia đình nhỏ). Do bị ảnh hưởng bởi nguồn thông
tin về cao su bị pha tạp chất lạ làm giảm chất lượng mủ, mà rất nhiều doanh nghiệp thay vì thu mua
ở những tiểu điền (cung cấp 2/3 sản lượng mủ cao su cả nước) đã chuyển sang thu mua tại những
đại điền (chỉ cung cấp 1/3 sản lượng). Với việc thay đổi này, dễ khiến các thương nhân Trung
Quốc dễ dàng hơn trong việc mua cao su với giá rẻ, và nếu Trung Quốc ngưng mua thì Việt Nam
cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn trong việc xuất khẩu cao su.
Để đảm bảo cho việc xuất khẩu không bị ngưng trệ, tránh tình trạng trả hàng, cũng như uy tín
thương hiệu cao su Việt được giữ vững, doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra chặt chẽ nguồn
nguyên liệu mủ cao su từ người dân, cũng như tìm kiếm những thị trường xuất khẩu khác ngoài
Trung Quốc.
3.2 Tình hình ngành hàng công ty đang kinh doanh
Thị trường cao su trong quý III/2011 và dự báo thời gian tới
IRSG dự báo nhu cầu cao su toàn cầu (bao gồm cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) sẽ tăng
lên 25,7 triệu tấn trong năm 2011, giảm so với mức dự báo đưa ra vào tháng 3/2011 là 26,1 triệu
tấn
I.Sản xuất và thị trường thế giới

Theo ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên từ các quốc gia hội viên chỉ tăng trưởng 3,4% trong
quý III/2011 so với tốc độ 10,5% và 3,3% đã đạt được tuần tự trong hai quý vừa qua nhưng đã
tăng 12,1% so với quý III của năm 2010. Dự báo năm 2011 sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu
đạt 9,96 triệu tấn, cao hơn dự báo trước đó là 9,94 triệu tấn do sản lượng Indonesia, quốc gia sản
xuất cao su lớn thứ 2 được cải thiện.
IRSG dự báo nhu cầu cao su toàn cầu (bao gồm cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) sẽ tăng
lên 25,7 triệu tấn trong năm 2011, giảm so với mức dự báo đưa ra vào tháng 3/2011 là 26,1 triệu
tấn, nhưng vẫn còn cao hơn mức tiêu thụ của năm trước là 24,6 triệu tấn. Nhu cầu này được dự
báo sẽ tăng thêm trong năm 2012 lên đến 27,6 triệu tấn.

Nhu cầu cao su tổng hợp toàn cầu được dự báo tăng 5% trong năm 2011 và 9% trong năm 2012,
trong khi nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu được dự báo tăng 3,8% trong năm 2011 và 5,4%
trong năm 2012.
ANRPC dự báo mức tăng trưởng của ngành cao su năm 2012 sẽ tăng trong khoảng từ 2,8%-3,8%.
Mặc dù mức tăng trưởng sẽ tăng chậm lại kể từ năm 2013 trở đi nhưng ANRPC vẫn đưa ra mức
tăng trưởng ngành cao su năm 2015 sẽ đạt khoảng 6%. Các năm kể từ 2016, sản lượng cao su
thiên nhiên toàn cầu được dự kiến chậm lại đáng kể. Sự thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên
hiện nay sẽ tiếp tục và sẽ thiếu cho đến năm 2018 ngay cả khi nhu cầu chỉ tăng ở mức vừa phải.
Theo đó ANRPC dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng tối đa lên 10,3 triệu tấn vào
năm 2012, 12,2 triệu tấn vào năm 2015 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018. Thái Lan và Việt Nam sẽ
có tốc độ tăng trưởng cao trong khi tăng trưởng tại Indonesia và Malaysia ổn định.
Theo Hải Quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước này tháng 8 đạt 200 nghìn
tấn, tăng 70 nghìn tấn so với tháng 7/2011 và tăng 40 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2010. Dự báo
cả năm 2011 tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc đạt khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 6,1% so với
năm trước.

Theo Hội đồng cao su Ấn Độ, nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 8/2011 đạt 14,06 nghìn
tấn, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2010 do giá cao su trong nước giảm xuống thấp hơn giá quốc
tế và Chính phủ Ấn Độ bỏ những ưu đãi về nhập khẩu lốp xe. Sản xuất trong nước tháng 8/2011
đạt 71,2 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước do mưa lớn ảnh hưởng đến Kerala, khu
vực khai thác cao su chính của Ấn Độ.

Biến động giá cả: gá cao su phục hồi nhẹ trong tháng 9 do nguồn cung hạn chế ở các nước sản
xuất chủ lực đặc biệt là thời tiết xấu ở thái Lan và nhu cầu tăng mạnh từ ngành ô tô toàn cầu là yếu
tố giúp hỗ trợ giá cao su tăng nhẹ trong tháng này. Tuy nhiên đến cuối tháng 9 giá cao su có xu
hướng giảm do nền kinh tế tại Châu Á tăng trưởng chậm và khủng hoảng nợ công của Châu Âu
làm suy yếu nhu cầu về cao su giảm. Giá cao su kỳ hạn ngày 19/9/2011 giao tháng 2/2012 giảm
1,6% còn 359,1 yên/kg (4.670 USD/tấn), mức giá thấp nhất kể từ ngày 6/9/2011. Giá cao su giao
ngay tại Thái Lan đạt mức 141,4 bạt/kg (4,67 USD/kg).
* Sản xuất
Theo báo cáo từ các thành viên của ANRPC (chiếm khoảng 92% sản lượng cao su toàn cầu),
nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu trong quý IV năm nay ước giảm 6,3% so với cùng kỳ năm
2009. Các nước có sản lượng cao su trong quý IV giảm so với cùng kỳ năm trước là: Thái Lan
(-33,4%), Ấn Độ (-4,6%) và Việt Nam (-2,8%). Trong khi đó, sản lượng cao su quý IV của một số
quốc gia tăng mạnh là Campuchia (+40,8%); Malaysia (+19,3%); Indonesia (+18,6%); Philippin
(+16%). Tăng trưởng nguồn cung cao su toàn cầu trong 3 quý đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm
trước đạt lần lượt 17,9%; 2,8% và 12,3%.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su tự nhiên theo quý của 9 quốc gia thành viên của ANRPC cụ
thể ở bảng dưới đây:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su tự nhiên năm 2010 theo quý
(tính theo % thay đổi so với cùng kỳ năm 2009)
Quý I Quý II Quý III Quý IV* Cả năm 2010*
Thái Lan 24.5 2.8 5.4 -33.4 -2.9
Indonexia 17 2.5 31.3 18.6 16.5
Malaysia 34.5 0 0.3 19.3 13.2
Ấn Độ 6.2 4.3 10.3 -4.6 3
Việt Nam -26.8 14.6 17.3 -2.8 3.6
Trung Quốc -28.3 -2.3 2.6 2.8 0.6
Sri Lanka 11.4 4.1 15.6 1.2 8.1
Philippin -8.2 -1.5 5.1 16 4.7
Campuchia 18.6 27.6 20.7 40.8 29
9 nước ANRPC 17.9 2.8 12.3 -6.3 5.7
* Số liệu dự báo
Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 2010 dự báo sẽ đạt mức 9,422 triệu tấn, tăng 5,7%
so với năm 2009. Sản lượng có thể tăng 5,3% trong năm tới nếu không có những biến đổi bất
thường về khí hậu.
Nguồn cung cao su tự nhiên năm 2010 của Thái Lan trong năm 2010 ước chỉ đạt 3,072 triệu tấn,
giảm 2,9% so với 3,164 triệu tấn của năm 2009.
Sản lượng cao su tự nhiên của Indonexia cả năm 2010 ước đạt 2,843 triệu tấn, tăng 16,5% so với
năm 2009.
Theo báo cáo của Ủy ban Cao su Malaysia, sản lượng cao su tự nhiên của nước này đã tăng 14,9%
trong 11 tháng đầu năm 2010 và có thể đạt 970.000 tấn tương đương mức tăng 13,2% so với năm
2009. Nếu giá vẫn ở mức thuận lợi như hiện nay, việc có thêm 45.000 ha có thể thu hoạch thêm sẽ
giúp Malaysia đạt được mức tăng trưởng 8,2%, đạt mục tiêu cung cấp 1,05 triệu tấn cao su cho
năm 2011.
Ấn Độ đã điều chỉnh giảm nguồn cung cao su trong năm 2010 xuống mức 845.000 tấn, chỉ đạt
mức tăng 3% so với năm 2009, so với mức kỳ vọng đưa ra hồi tháng trước 853.000 tấn tương
đương mức tăng 4%. Nguồn cung đã bị ảnh hưởng xấu bởi những cơn mưa bất thường trong quý
IV (từ tháng 10-tháng 12). Ủy ban Cao su Ấn Độ dự đoán diện tích cao su của nước này có thể mở
rộng 14.000 tấn trong năm 2011 sẽ làm sản lượng tăng thêm 5,3%, đạt 890.000 tấn.
Sản lượng cao su của Trung Quốc dự báo tăng 6,6%, đạt 690.000 tấn trong năm 2011 do diện tích
được mở rộng thêm 19.000 ha. Trong năm 2010, nguồn cung cao su của nước này có thể chỉ đạt
647.000 tấn, tăng 0,6% so với năm 2009 mặc dù diện tích đã được mở rộng thêm tới 24.000 ha.
Nguồn cung trong năm nay của Trung Quốc giảm là do tỉnh Hải Nam-nơi chiếm 51% tổng sản
lượng cao su tự nhiên của TQ đã bị ảnh hưởng bởi các trận bão trong tháng 10 vừa qua.
* Tiêu thụ
Tiêu thụ và nhập khẩu cao su tự nhiên của 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia (chiếm 48%
nhu cầu cao su toàn cầu) trong 11 tháng đầu năm 2010 được thể hiện ở bảng sau:
Tiêu thụ và nhập khẩu cao su tự nhiên tính đến tháng 11 năm 2010
Tháng 1-Tháng 11/2009 Tháng 1-Tháng 11/2010
Đơn vị: Nghìn tấn % thay đổi
Trung Quốc
Tiêu thụ cao su tự nhiên
(Bao gồm cả NR hợp chất) 2790 3025 8.4
Nhập khẩu 1423 1600 12.4
Nhập khẩu cao su tự nhiên
(Bao gồm cả NR hợp chất) 934 912 -2.4
Ấn Độ
Tiêu thụ 825 868 5.2
Nhập khẩu 154 178 15.3
Malaysia
Tiêu thụ 428 433 1.1
Nhập khẩu 657 642 -2.3
Theo viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp nhiệt đới Trung Quốc, nhập khẩu cao su của Trung
Quốc trong tháng 12 dự báo sẽ chậm lại, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình trong quý 4 vẫn
đạt 29,2%. Tổng khối lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu trong năm 2010 của Trung Quốc dự
kiến sẽ đạt 1,75 triệu tấn, tăng so với 1,59 triệu tấn trong năm 2009. Trong đó nhập khẩu cao su
hợp chất trong năm nay được dự báo đạt 1,002 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 1,023 triệu tấn trong
năm 2009.
Tiêu thụ cao su tự nhiên của Ấn Độ dự báo tăng 5,1%, đạt 905.000 tấn trong năm 2010. Ủy ban
Cao su Ấn Độ kỳ vọng nhu cầu cao su thiên nhiên của nước này trong năm tới sẽ đạt tới 1 triệu
tấn.
* Giá cả
Giá cao su giao ngay ở Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới, đã tăng 70% lên mức kỷ lục cao
4,96 USD trong tháng 10, sau khi mưa lớn làm giảm nguồn cung ở những nước sản xuất chính,
trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhu cầu cao su chắc chắn sẽ tăng hơn nữa trong tháng 1, trong khi nguồn cung mới sẽ chỉ có vào
cuối tháng 2, khi mùa đông qua đi.
Tại Băng Cốc – Thái Lan, giá cao su STR20 trung bình theo tuần tăng từ mức 287,6 USD/100kg
trong tuần đầu tiên của năm 2010 lên mức 486,1 USD/100kg trong tuần cuối cùng của năm, tương
đương mức tăng 69%. Giá cao su RSS3 cũng đã tăng gần 70%, từ mức 288 USD/100 kg của tuần
đầu tiên lên mức 488,9 USD/100 kg trong tuần cuối cùng của năm 2010.
Tại Kuala Lumpur – Malayxia, giá cao su SMR20 trung bình theo tuần đã tăng từ 279,6
USD/100kg trong tuần đầu tiên của năm 2010 lên mức 474,4 USD/100kg vào tuần cuối cùng của
năm, tương đương mức tăng 69,7%.
Biến động giá cao su tại một số thị trường
Tại Kottayam – Ấn Độ, tuy mức tăng giá cao su trung bình theo tuần có chậm hơn so với hai thị
trường Thái Lan và Malayxia nhưng giá trung bình của tuần cuối cùng cũng đã tăng 53,5% so với
giá trung bình của tuần đầu tiên.
Giới phân tích thế giới cho rằng do tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều
cao su nhất thế giới tháng 11 tăng 13% so với năm trước, kết hợp với nguồn cung toàn cầu thiếu
hụt, đã đẩy giá cao su liên tục đứng ở mức cao.
Theo phân tích của Hiệp hội Cao su Việt Nam VRA, có nhiều yếu tố tác động cùng lúc đã đẩy giá
cao su thiên nhiên tăng vọt trong thời gian này. Thiên tai đã làm cản trở việc khai thác mủ và
chuyên chở cao su: lũ lụt tại Thái Lan, mưa nhiều tại Malaysia và Việt Nam, núi lửa phun trào tại
Indonesia. Trong khi nguồn cung sụt giảm thì nhu cầu lại tăng cao. Lượng xe ô-tô và lốp xe tăng
trưởng cao không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều thị trường lớn khác: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật,…
Bên cạnh yếu tố cơ bản về cung cầu, tác động của quá nhiều nhà đầu cơ tham gia vào thị trường
tương lai cao su càng đẩy giá tăng cao với tốc độ nhanh. Tỷ giá hối đoái của đồng đô-la giảm so
với đồng tiền của các nước sản xuất cao su cũng góp phần làm tăng giá cao su mà phần lớn tính
bằng đô-la.
II.Sản xuất và thị trường trong nước
* Sản xuất
Theo ANRPC dự báo, sản lượng cao su của Việt Nam sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,8% trong quý
IV năm nay, điều chỉnh giảm so với mức dự báo tăng trưởng 3,8% được đưa ra tháng trước do
mưa nhiều, bất chấp việc người trồng cao su đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng
suất. Tổng sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2010 được dự báo tăng nhẹ, đạt 750.000 tấn
tương đương mức tăng 3,6% so với 724.000 tấn năm 2009. Năng suất trung bình ước chỉ đạt 1.658
kg/ha so với mức 1.717 kg/ha năm 2009. Năm 2011, sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo
tăng 4%, đạt 780.000 tấn do diện tích được mở rộng thêm 5.000 ha.
Trong thời gian gần đây, tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang chú trọng công tác
trồng mới cao su thay thế những vườn cây già cỗi cũng như hình thành các vườn cây mới sử dụng
giống tiên tiến, cho năng suất cao. Theo VRG, diện tích trồng cao su của tập đoàn là 270.000 ha,
chiếm 40% diện tích trồng cao su của cả nước, sản lượng xuất khẩu chiếm 85%. Tập đoàn đang
triển khai phương án trồng cao su đa mục tiêu (vừa khai thác mủ, vừa khai thác gỗ), đồng thời mở
rộng diện tích trồng cao su ở những vùng đất mới như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và
vùng biên giới Tây Nguyên. Bên cạnh đó, tập đoàn còn tiến hành tìm những giống cây trồng phù
hợp với từng vùng và khai thác theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần với người dân để phát triển
cây trồng này. Một xu hướng nữa đang được tập đoàn hướng đến là mở rộng diện tích trồng cao su
ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời hướng đầu tư ra nước
ngoài do quỹ đất trong nước không còn. Những nước nằm trong chiến lược này gồm Lào,
Campuchia, Myanmar và Nam Phi. Trong các năm tới, việc đẩy mạnh mở rộng diện tích cao su
trong và ngoài nước là nhiệm vụ trọng tâm của VRG. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là chất
lượng trồng mới cây cao su chứ không phải là việc tăng số lượng trồng mới.
Theo số liệu thống kê diện tích cao su cả nước năm 2010 đạt 740 ngàn héc ta tăng hơn 9% so với
năm ngoái, trong đó diện tích cho sản phẩm là 438 ngàn héc ta.
Diện tích, năng suất và sản lượng cao su 2009-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009 (%)
Diện tích gieo trồng Ngàn ha 677,7 740,0 109,2
Diện tích khai thác Ngàn ha 418,9 438,5 104,7
Năng suất Tạ/ha 17,0 17,2 101,3
Sản lượng Ngàn tấn 711,3 754,5 106,1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét