Mục đích của chuyên đề:
Làm rõ công tác thu và thất thu bảo hiểm xã hội.
Thực trạng công tác thu và thất thu Bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội Tuyên
Quang trong thời gian qua.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH và chống thất thu
BHXH trong thời gian tới.
Nội dung của Chuyên đề gồm:
Lời nói đầu
Chương I: Lý luận chung về chính sách Bảo hiểm xã hội.
Chương II: Thực trạng về quản lý thu, và thất thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội
Tuyên Quang.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và chống thất thu
BHXH tại BHXH Tuyên Quang.
Kết luận.
Qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại cơ quan sự giúp
đỡ của Thầy giáo Bùi Đức Thọ, Khoa: Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức BHXH tỉnh Tuyên Quang
đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
Lý luận chung về chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội
5
I. Giới thiệu chung về chính sách bảo hiểm xã hội
1) Khái niệm về BHXH:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần thu nhập do bị ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ,
đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Trong điều kiện kinh tế phát triển , nhu cầu sinh hoạt đời sống ngày càng
cao của người lao động nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, chính sách
BHXH được củng cố và hoàn thiện theo hướng cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước phát triển theo định hướng XHCN cụ thể hoá bằng Luật bảo hiểm
xã hội đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 29/6/2006. Quỹ BHXH được bảo tồn tăng trưởng và đủ khả năng đảm bảo
chi trả các chế độ BHXH cho người lao động ở các thành phần kinh tế khi tham
gia BHXH một cách ổn định, có hiệu quả. BHXH đã đem lại chỗ dựa vững chắc
cho cuộc sống người lao động, cho sự ổn định của các doanh nghiệp, các công ty
và tổ chức có thể thấy sự xuất hiện của BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan của
cuộc sống của người lao động và các tổ chức. BHXH là nhu cầu khách quan đa
dạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã hội mà nền sản xuất hàng hóa hoạt
động theo cơ chế thị trường , mối quan hệ lao động phát triển tới một mức độ nào
đó, kinh tế càng phát triển thì bảo hiểm xã hội càng phát triển đa dạng và hoàn
thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của chính sách bảo hiểm xã hội hay bảo
hiểm xã hội không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. BHXH đã được coi
như là nhu cầu khách quan của con người và được xem như là một trong những
quyền cơ bản của con người.
“Có đóng góp BHXH thì mới được hưởng các chế độ BHXH” đó là nguyên
tắc hoạt động của BHXH, Người lao động trong quá trình lao động sản xuất kinh
6
________
doanh phải đóng góp đầy đủ thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức chung, sau
đó người lao động có quyền được hưởng trợ cấp về BHXH, căn cứ vào sự đóng
góp và theo chế độ quy định. Người lao động khi gặp phải những rủi ro như: ốm
đau, tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp gây ra làm cho bị mất khả
năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, dẫn đến nguồn thu nhập của họ bị giảm đi
hoặc không còn nữa; hoặc người lao động bị chết trong khi con cái đang tuổi vị
thành niên, bố mẹ già không nơi nương tựa; hoặc khi không còn khả năng lao
động để có thu nhập từ tiền lương, tiền công, gây nhiều khó khăn kinh tế cho cuộc
sống của người lao động và gia đình họ.
Người sử dụng lao động và người lao động có mối quan hệ ràng buộc chặt
chẽ với nhau bởi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Các đơn vị vừa tạo điều
kiện làm việc, trả công cho người lao động, vừa phải có trách nhiệm giúp đỡ khi
họ không may gặp phải rủi ro trong quá trình lao động. Nếu không tham gia
BHXH thì các chi phí phát sinh này rất lớn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính
và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đối với Nhà nước xã hội: Nhà nước có trách nhiệm ban hành và điều chỉnh
sửa đổi hệ thống pháp luật về BHXH để ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu
tham gia của xã hội, đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH và có
trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độ
BHXH đối với người lao động. Nhà nước đã cụ thể hiện vai trò của mình trong
việc điều tiết xã hội và gìn giữ ổn định xã hội bằng cách hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã
hội.
Như vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau mà rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc
nào và ảnh hưởng tới các đối tượng là người lao động hay chủ sử dụng lao động và
nền kinh tế đất nước để đảm bảo một phần kinh tế góp phần ổn định cuộc sống của
người lao động, tham gia Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu khách quan của con
người có thể coi đó là quyền cơ bản nhất của con người, quỹ BHXH tập trung đòi
7
hỏi sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động, ổn định quá trình
hoạt động cuả doanh nghiệp hay an ninh quốc gia hơn bao giờ hết quỹ bảo hiểm
xã hội luôn là người bạn đồng hành với họ.
2) Các loại hình BHXH:
Trên thị trường hiện nay hình thành nhiều loại Bảo hiểm khác nhau nhưng
trong phạm vi nay chúng ta so sánh hai loại hình bảo hiểm đó là:
Giữa Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại (bảo hiểm sức khoẻ, tính
mạng và tài sản bảo hiểm kinh doanh) có những điểm giống nhau và khác nhau
được thể hiện trên các mặt như sau:
Hai quỹ cùng mục đích hoạt động là nhằm hỗ trợ cho các đối tượng tham
gia bảo hiểm một khoản tiền nhất định theo quy định khi họ gặp những khó khăn
về tài chính do một nguyên nhân gây nên rủi ro nào đó đối với họ.
Hai loại bảo hiểm này cùng chung một nguyên tắc là: có tham gia đóng góp
tạo lập quỹ mới được hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH.
Hai loại bảo hiểm hoạt động với mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Bảo hiểm
thương mại được hình thành để nhằm hạn chế rủi ro và hoạt động với mục đích
chính là kinh doanh thu lợi nhuận còn mục tiêu của hoạt động BHXH mang tính
phục vụ cộng đồng xã hội trên phạm vi toàn quốc, nhằm thực hiện chính sách xã
hội của Đảng và nhà nước, bảo đảm cho người lao động có khoản trợ cấp thiết yếu
lúc gặp khó khăn.
Mức độ đóng góp và sử dụng của bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ
chế hoạt động của thị trường và theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh tùy theo
mức đóng ấn định để xác định quyền lợi theo tỷ lệ nhất định; với mục tiêu bảo vệ
sự phát triển kinh tế xã hội sự ổn định chính trị của quốc gia cho nên mức đóng
góp và sử dụng quỹ BHXH dựa vào chính sách xã hội trong từng thời kỳ của đất
nước. Để phân biệt giữa BHXH với các loại BH khác chúng ta có thể xem xét
từ khái niệm cơ bản như: đối tượng được tham gia, đối tượng được bảo hiểm,
8
________
quyền lợi khi tham gia bảo hiểm. Trong thực tế các quy định về BHXH luôn được
điều chỉnh, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên không ít người hay nhầm lẫn
giữa BHXH với các loại Bảo hiểm khác. Thực ra, trong BHXH thì đối tượng của
nó chính là thu nhập của người lao động. Khi người lao động gặp sự cố hoặc rủi ro
bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến thu nhập bị giảm hoặc mất hẳn, tại
thời điểm ấy họ mong muốn có một khoản tiền nhất định để chi trả và trang trải
cho các nhu cầu thất yếu cũng như các nhu cầu mới phát sinh trong cuộc sống và
ta thấy rằng: người lao động trong quan hệ BHXH vừa là đối tượng tham gia, vừa
là đối tượng được hưởng bảo hiểm, họ cũng chính là đối tượng được hưởng mọi
quyền lợi BHXH. BHXH vì mục tiêu phục vụ chứ không vì mục đích kinh doanh
thu lợi nhuận.
Để hình thành nên quỹ BHXH do các bên cùng đóng góp đó là: người lao
động, người sử dụng lao động, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ , các
nguồn thu hợp pháp khác và sự hỗ trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao động
tham gia BHXH là do luật pháp của Nhà nước bắt buộc mặt khác vì họ thấy được
lợi ích thiết thực khi đã tham gia BHXH, còn đối với nhà nước tham gia BHXH
với tư cách là chủ sử dụng lao động đối với tất cả công nhân viên chức và những
người hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước như Hưu trí , bảo trợ xã hội và
cũng là người bảo hộ cho quỹ BHXH.
BHXH có những chức năng chủ yếu sau :
Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạt động đặc
trưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trong
một hệ thống tổ chức hoạt động phạm vi nhất định trong xã hội, cũng như các
thành phần khác của nền kinh tế bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội có hai chức năng cơ
bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc, tuy nhiên theo đặc thù BHXH
9
không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao và BHXH có những
chức năng sau:
Chức năng hình thành một hệ thống an toàn xã hội : Chức năng này không
chỉ cần thiết cho người lao động mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội cho quốc gia.
Chức năng hạn chế khó khăn về kinh tế của người lao động: là đảm bảo cho
mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia và được hưởng quyền lợi
BHXH.
Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau: Đời sống
người lao động được cải thiện và nâng cao thì các hiện tượng tiêu cực sẽ
giảm đi, an ninh chính trị an toàn xã hội được đảm bảo , sản xuất phát triển ;
Khi xã hội phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người lao
động như vậy đời sống của họ được nâng lên Bảo hiểm xã hội có vai trò to
lớn trong việc bảo đảm ổn định và phát triển cho xã hội, thể hiện thông qua các tác
động chủ yếu sau:
- Bảo đảm thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ
bị mất thu nhập hoặc bị giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm trong những
điều kiện nhất định.
Nói là bảo đảm hay thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao
động là nói đến sự thay thế hoặc bù đắp đó nhất định sẽ xảy ra khi người lao động
rơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định. Sở dĩ như vậy là
giữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có mối quan hệ hết sức chặt chẽ,
quan hệ này nảy sinh trên cơ sở lao động và quan hệ tài chính BHXH. Đó là quan
hệ giữa bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Bên
tham gia bảo hiểm trước hết là người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng phí
bảo hiểm cho người lao động mà mình đang sử dụng, đồng thời người lao động
cũng phải có trách nhiệm đóng phí để tự bảo hiểm cho mình , sự đóng góp này là
bắt buộc theo mức quy định cho bên nhận bảo hiểm đó là cơ quan BHXH. Khi
10
________
người lao động hội đủ các điều kiện cần thiết thì họ nhất định sẽ được hưởng
những quyền lợi theo quy định.
- Phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, sự
đóng góp rất khác nhau người có thu nhập cao thì đóng góp nhiều và ngược lại.
nhưng mỗi khi họ không may gặp rủi ro. quỹ BHXH sẽ thực hiện phân phối và
phân phối lại đó là sự phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao với
những người có thu nhập thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang công tác với
những người già cả, ốm đau đang nghỉ việc. người sử dụng lao động bắt buộc
phải đóng góp vào quỹ BHXH không phải trực tiếp cho mình mà cho người
lao động số lượng này khá lớn (số không được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH vì còn
sức khỏe lao động còn số người được hưởng thì chiếm tỷ trọng ít trong số những
người tham gia đóng góp như vậy BHXH lấy số đông bù số ít và thực hiện chức
năng phân phối theo cả chiều dọc và chiều ngang, Chức năng này thể hiện tính ưu
việt của BHXH, mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng nó mang tính xã hội cao.
- Góp phần kích thích tinh thần lao động, khuyến khích họ hăng hái sản suất
nâng cao năng xuất lao động cho xã hội. Người lao động khi tham gia BHXH sẽ
góp một phần tiền lương, tiền công vào quỹ BHXH lúc còn khỏe mạnh, có việc
làm. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hoặc không may bị chết đã
có BHXH bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống của
bản thân họ và gia đình họ luôn có chỗ dựa, luôn được bảo đảm. Chính vì thế họ
gắn bó với công việc yên tâm, tích cực lao động sản xuất , góp phần tăng năng
xuất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, qua đó ta nhận thấy tiền lương tiền công và
BHXH là những động lực thúc đẩy hoạt động của người lao động.
- Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động, giữa người sử dụng lao động với xã hội. BHXH dựa trên cơ sở
đóng góp đều kỳ của người lao động và người sử dụng lao động và nhà nước cho
cơ quan BHXH để tồn tích dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động
11
phần nhàn rỗi vào hoạt động sinh lời làm tăng nguồn thu Thông qua BHXH những
mâu thuân giữa những người sử dụng lao động như mâu thuẫn về tiền lương, thời
gian lao động … sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt là cả hai bên này đều
thấy được nhờ có BHXH mà mình có lợi được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu
nhau và gắn bó lợi ích với nhau. Còn đối với Nhà nước và xã hội hỗ trợ quỹ
BHXH một khoản nhất định, nhưng BHXH đã mang lại hiệu quả rất cao đó là
đảm bảo sự ổn định xã hội , ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.
BHXH phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều phương thức hoạt
động trong cơ chế thị trường để đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động
cũng như cho xã hội. Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ với lợi ích
cả lợi ích trước mắt và lâu dài của các bên tham gia BHXH cũng như các bên đó
với lợi ích quốc gia.
BHXH có một số tính chất cơ bản sau:
- BHXH là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi con người
do vậy mà nó mang tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. như phần trên
đã trình bày trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp phải
những rủi ro như : Sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, lao động dư thừa đời sống
khó khăn. Nhưng khi sản xuất càng phát triển thì rủi ro với người lao động và khó
khăn với chủ sử dụng lao động càng trở lên phức tạp, mâu thuẫn căng thẳng, để
giải quyết vấn đề này nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua các chính sách
BHXH , như vậy BHXH ra đời là một tất yếu khách quan.
- BHXH mang tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và
không gian. Những rủi ro xảy đến rất bất thường không bao giờ biết trước được.
Chính vì vậy nên mọi rủi ro đến với người lao động của một tổ chức hay là tất cả
các tổ chức đều không phải chịu chung một hay nhiều rủi ro cùng một thời điểm.
- BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội và cả tính dịch vụ. Tính
kinh tế của BHXH được thể hiện thông qua cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng đó là sự đóng góp tài chính
12
________
của tất cả các bên liên quan (người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ
của nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác). Mức đóng góp của các bên được xác
định rất cụ thể dựa trên nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội là lấy số đông
bù số ít theo quy đ ịnh về mức thu tại điều 42,43,44 Nghị định số 152/2006/NĐ-
CP thì mức đóng của cả người lao động và cả người sử dụng lao động sẽ tăng lên
theo từng mốc thời gian và đến tháng 01/2014 thì mức đóng góp cao nhất là 26%
trong đó: người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 18% do thực
chất mức đóng góp của mỗi nguời lao động là không đáng kể so với mức họ được
hưởng. Xét dưới góc độ kinh tế thì người sử dụng lao động cũng được lợi rất nhiều
trong quan hệ BHXH khi tham gia BHXH họ sẽ không phải chi trả các chi phí cho
người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động số tiền chi trả này lớn đáng
kể. Còn về phía Nhà nước thì hoạt động tạo lập quỹ BHXH đã làm giảm nhẹ gánh
nặng cho ngân sách nhà nước đồng thời nó góp phần đầu tư cho nền kinh tế. Như
vậy cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người
lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng rất cao, là một chính sách xã hội
lớn của Đảng và nhà nước ta, là một bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm an
sinh xã hội vì tính chất xã hội của nó được thể hiện rất rõ nét đó là mọi người lao
động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH, như Luật BHXH đã quy định:
BHXH bắt buộc thực hiện từ ngày 01/01/2007; BHXH tự nguyện thực hiện
01/01/2008 và BH thất nghiệp thực hiện 01/01/2009 và BHXH có trách nhiệm bảo
hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả họ đang còn trong độ tuổi lao
động .Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh
tế xã hội ngày càng phát triển thì tính chất dịch vụ và tính chất xã hội hoá của
BHXH ngày càng cao.
II. Quản lý thu BHXH và vấn đề chống thất thu BHXH
1) Quản lý thu BHXH
13
Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
BHXH Việt nam Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện
chính sách, chế độ BHXH, BHYT ( gọi chung là Bảo hiểm xã hội ) và quản lý quỹ
Bảo hiểm xã hội theo qui định của pháp luật.
Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành
BHXH, theo qui định đóng BHXH đó là mối quan hệ giữa người lao động, người
sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc giám sát lẫn
nhau về số người tham gia, mức đóng và thời gian đóng BHXH trong suốt quá
trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giải quyết các
chế độ BHXH theo luật định.
Căn cứ vào mức đóng theo quy định và tiền lương, tiền công và các khoản
phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có) (theo Nghị định
152/2006/N Đ-CP) hiện đang hưởng của người lao động để xác định số tiền phải
đóng cho từng lao động khi tham gia BHXH, yêu cầu theo dõi kết quả đóng
BHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng
BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH v à
ghi vào sổ BHXH. Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên
tục kéo dài cả quá trình tham gia BHXH. Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quả
đóng BHXH của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó
mỗi lần thay đổi mức lương, chức vụ , nơi công tác …phải kiểm tra chính xác
và ghi sổ cụ thể để việc giải quyết chế độ BHXH thuận lợi .
Đối với nghiệp vụ thu BHXH đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn sâu và chính
xác đến từng người lao động , đến từng mức thu cụ thể , kéo dài nhiều năm theo
quá trình tham gia của người lao động , ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý
theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ quan
BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng kịp thời; còn
có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH
14
________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét