chính sách quốc phòng an ninh chung. Năm 1993 những hiệp ước trên bắt đầu có
hiệu lực và EU cũng chính thức đổi thành liên minh Châu Âu ( European Union –
EU ). Đồng thời, EU tiếp tục mở cửa lần thứ ba đến năm 1995 ba nước ở Tây Bắc
Âu gồm : Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển đã trở thành thành viên chính thức của EU.
Như vậy, từ sáu nước thành viên đến nay EU đã mở rộng ra 15 nước và xu thế sẽ
tiến tới 21 nước vào đầu thế kỷ 20 liên kết được mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực
kinh tế, chính trị,khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục.
Mục đích của liên minh Châu Âu là nhằm thiết lập và hoàn thiện thị trường nội
bộ thống nhất thông qua việc phát hành một đồng tiền thống nhất xoá bỏ hàng rào
thuế quan giữa các nước thành viên xây dựng một hàng rào thuế quan thống nhất
đối với hàng hoá nhập từ ngoài vào,xoá bỏ những hạn chế đối với việc tự do di
chuyển vốn sức lao động hàng hoá dịch vụ … nhằm tăng cường hợp tác, liên kết
giữa các quốc gia thành viên xây dựng Châu Âu thành một cực mạnh trong nền
kinh tế thế giới. Để đạt được mục tiêu này, EU có một hệ thống thể chế để hoạch
định, đIều hành và giám sát. Hệ thống này bao gồm năm cơ quan chính uỷ ban
Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu và toà kiểm
toàn cùng với các bộ phận hỗ trợ cho các cơ quan trên như uỷ ban kinh tế và xã hội,
uỷ ban khu vực.
Vậy, thực chất của liên kết kinh tế EU là tạo lập một thị trường thống nhất với
việc phát hành một đồng tiền thống nhất là quá trình quốc tế hoá không chỉ lực
lượng sản xuất mà cả quan hệ sản xuất.
1.2. Chiến lược của liên minh Châu Âu đối với Châu Á.
Quan hệ kinh tế nói chung giữa các nước EU và các nước trong khu vực Châu Á
đã có từ rất lâu, nhưng trong một thời gian tương đối dài sau chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước lớn trong EU rất ít chú ý đến Châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao với thị trường rộng lớn ở Châu Phi đã hấp đẫn các nhà kinh doanh, đầu tư Châu
Âu nhiều hơn khu vực Châu Á. Trong giai đoạn này, quan hệ của các nước EU với
khu vực châu Á chủ yếu là viện trợ kinh tế.Tuy vậy từ sau thập kỷ 80 đến nay các
nước Mỹ La Tinh đã bị lâm vào khủng hoảng nợ, trong khi các nước đang phát
triển Châu Á lạI có những chuyển biến trong phát triển kinh tế. Các NiEs và
ASEAN đã thực hiện thành công chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu và đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Đồng thời sự suy sụp của Liên Xô và các nước
Đông Âu đã làm cho cục diện về kinh tế cũng như kinh tế của mình ở Châu Á
nhằm duy trì ảnh hưởng của mình trong nền kinh tế thế giới. Việc thiết lập được
một sự hiện diện mạnh mẽ và đồng bộ tại các khu vực ở Châu Á sẽ cho phép EU
đảm bảo được lợi ích của mình tại khu vực này vào đầu thế kỷ 21. Để đạt được
điều đó tháng 7/1994, EU đã thông qua văn kiện “Hướng tới một chiến lược mới
đối với Châu Á”.
Chiến lược mới này hướng tới các mục tiêu chủ yếu là :
Thứ nhất : Tăng cường sự hiện diện về kinh tế của EU tại Châu Á nhằm duy trì
vai trò nổi trội của mình trong nền kinh tế thế giới. Việc thiết lập một sự hiện diện
đáng kể ở Châu Á sẽ cho phép EU chăm lo những lợi ích của mình được tôn trọng
hoàn toàn trong khu vực then chốt này vào đầu thế kỷ 21.
Thứ hai : Góp phần vào sự ổn định ở Châu Á bằng cách khuyến khích hợp tác và
hiểu biết lẫn nhau ở cấp độ quốc tế.
Thứ ba : Khuyến khích sự phát triển kinh tế của các nước và khu vực kém thịnh
vượng nhất. EU và các thành viên của mình tiếp tục góp phần làm giảm bớt sự
nghèo nàn và tạo ra một sự tăng trưởng bền vững ở các nước và khu vực này.
Thứ tư : Góp phần phát triển và củng cố nền dân chủ, nhà nước pháp quyền,
cũng như phương tiện tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản ở Châu
Á.
Để đạt được các mục tiêu trên EU đã đưa ra hàng loạt các chính sách củng cố và
tăng cường sự hiện diện của mình như.
- Dành cho Châu Á những ưu tiên lớn hơn và đi sâu đối thoại với các nước và
các nhóm trong khuôn khổ song phương hoặc đa phương.
- Coi trọng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực EU có lợi thế như ngân hàng, năng
lượng, công nghệ môi trường, viễn thông …
- Dành ưu tiên lớn nhất cho các thị trường Châu Á mới trong đó có Đông Nam
Á, Trung Quốc, Ấn Độ …
Sự cụ thể hoá trong chiến lược mới đối với Châu Á chứng tỏ EU đã tiến thêm một
bước quan trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình. Việc EU
cố gắng đi đến một chính sách chung đối với Châu Á -Thái Bình Dương là xuất
phát từ chỗ đánh giá lại thực trạng của mình và tương lai của khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương. Qua chiến lược này EU hy vọng sẽ giành được những vị trí vững
chắc cả về kinh tế quốc dân. EU đã sớm đón bắt được một xu thế phát triển đặc thù
ở Châu Á trong thế kỷ 21. Đó là vị trí lý tưởng để EU có thể phát huy ảnh hưởng
chính trị của mình. Một cơ hội mới đã được tạo ra cho sự hợp tác giữa EU và
ASEAN khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
Tóm lại : Sau 40 năm hình thành và phát triển EU trở thành một siêu cường cả
về kinh tế, chính trị, dân số, diện tích … và sẽ trở nên mạnh hơn khi đồng tiền
chung Euro được sử dụng trước một trật tự thế giới mới đang hình thành và đang
đầy biến động phức tạp, EU đã chuyển mình vươn lên tắch khỏi sự lệ thuộc với
Mỹ, vươn tầm hoạt động sang trung và Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, nhằm
nâng cao hơn nữa vị thế của mình trước thềm thế kỷ XXI. chính trong quá trình
thực hiện chiến lược toàn cầu của mình nói chung và chiến lược mới với Châu Á
nói riêng, EU đã tìm thấy ở Việt Nam những ưu thế địa chính trị, địa kinh tế để lấy
Việt Nam làm đIểm tựa quan trọng trong chiến lược đối ngoại của mình với Châu
Á.
Mối quan hệ Việt Nam – EU đã bắt đầu được thiết lập từ sau năm 1975, nhưng
chỉ đơn thuần là viện trợ kinh tế. Bước chuyển biến to lớn đánh dấu một thời kỳ
mới trong quan hệ Việt Nam- EU là việc hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao tháng
10/1990. Trên cơ sở đó mối quan hệ Việt Nam và EU đã phát triển nhanh chóng.
Hai bbên đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc gặp gỡ thăm viếng hội thảo khoa học…
nhằm trao đổi thông tin và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ Việt Nam –
EU bước vào giai đoạn lịch sử mới khi.
Hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU được ký kết vào tháng 7/1995. Hiệp
định đã tạo ra những yếu tố thuận lợi cho EU và mối nước thành viên EU trong
quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam. Có thể nói, hiệp định khung
hợp tác Việt Nam – EU vừa là cơ sở pháp lý vừa là động cơ thúc đẩy quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và EU phát triên mạnh mẽ và toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực :
hợp tác thương mại, đầu tư khoa học kỹ thuật môi trường văn hoá giáo dục y tế…
đặc biệt là trng lĩnh vực dệt may. Bằng chứng là hai hiệp định dệt may Việt Nam –
EU giai đoạn 1993 – 1997 và 1998 – 2000 đã ký kết. nhờ đó kim ngạch hàng dệt
may của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng lên nhanh chóng. Vẫn đề này sẽ được
nghiên cứu kỹ ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -EU TRONG LĨNH VỰC DỆT
MAY
2.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp truyền thống có lịch sử phát triển rất lâu
đời ở nước ta. Mạc dù thường xuyên phảI đối mặt với rất nhiều thử thách, song với
đặc tính thu hút nhiều lao động, đầu tư ít vốn, thu lãi nhanh, ngành dệt may đã tận
dụng được các lợi thế của đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát
triển kinh tế của đất nước.
Thứ nhất, ngành dệt may phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo
đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân trong nước “sau cái ăn là cái mặc ”, qua đó
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trên thực tế sản
phẩm của ngành dệt may chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.
Hàng năm chúng ta vẫn phảI nhập với một khối lượng lớn nguyên liệu lẫn hàng dệt
may thành phẩm. Mặt khác ngành dệt may sản phẩm cho tiêu dùng trong nước chất
lượng còn thấp, mẫu mã chưa phong phú, giá cả lại cao so với sản phẩm dệt may
nhập khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành dệt may đã có kế hoạch đổi
mới trang thiết bị, tăng sản lượng, giảm giá thành, đa dạng hoá mẫu mã nhằm đáp
ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong nước.
Thứ hai, với đặc tính sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là đối với ngành dệt may
Việt Nam thiếu thiết bị công nghệ hiện đại vì thế còn rất nhiêù công đoạn sản xuất
thủ công, nên ngành dệt may có khả năng giải quyết việc làm cho rất nhiều lao
động. Hiện nay toàn ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng hơn 500. 000 lao động
Con số này là nhỏ khi so với tổng số 38 triệu người trong độ tuổi lao động của Việt
Nam nhưng là một con số khá lớn đối với một ngành công nghiệp, có ý nghĩa
không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn góp phần bình ổn chính trị – xã hội.
Thứ ba, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay sản phẩm dệt may của
Việt Nam đã có mặt ở rất nhiều thị trường nước ngoài. Các sí nghiệp dệt may lớn ở
Trung ương và địa phương đều đang cố gắng dành năng lực tốt nhất cho sản xuất
hàng dệt may. Ngành dệt may đã phát huy và tận dụng hết tiềm năng sẵn có của đất
nước, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đó. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải có
những chính sách phù hợp để khai thác hiệu quả những ưu thế của ngành dệt may
nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2. Cơ cấu thị trường ngành dệt may Việt Nam
Nhiệm vụ đầu tiên của ngành dệt may là đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân
trong nước “sau cái ăn là cái mặc ”. Nhưng trên thực tế, ngành dệt may chưa hoàn
thành nhiệm vụ này, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập một lượng lớn nguyên liệu
lẫn hàng dệt may thành phẩm. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình phát triển và
hướng ngoại ngành dệt may Việt Nam đã để lại một khoảng trống sau lưng mình,
đó là thị trường may mặc trong nước Hiện nay các sí nghiệp dệt may lớn Trung
ương và địa phương đều đang cố gắng dành những năng lực tốt nhất cho sản xuất
hàng dệt may xuất khẩu, phần nào không xuất được thì để lại tiêu dùng trong nước.
bằng chứng là thỉnh thoảng mọt doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nào
đó lạI đưa ra “cửa hàng giới thiệu sản phẩm” của mình những lô hàng kém phẩm
chất bán cho hàng tiêu dùng, đó là những chiếc quần áo rộng quá cỡ, khác biệt về
màu sắc và kiểu mốt đối với người Việt Nam. Hoạt động của ngành dệt may trên
thị trường nội địa có thể được phản ánh như sau :
Ở thị trường thành thị, thị trường bị thả nổi : Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng
may mặc của tư nhân gia đời rất nhanh với nhiều quy mô và hình thức khác nhau
đã thay thế dần cho may mặc quốc doanh, tình trạng kinh doanh đất trốn lậu thuế
sản xuất buôn bán hàng giả, hàng “Sida”, hàng ngoại tràn vào một cách tràn lan,
khó kiểm soát được. Ở thị trường nông thôn, miền núi lại khác hẳn thị trường bị bỏ
trống bởi cầu ít, khả năng thanh toán kém do đó không đủ sức để thu hút tư thương
vào.
Nếu ta chỉ làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy được sự lãng phí đáng
quan tâm của ngành dệt may Việt Nam. Nước ta hiện nay có khoảng 78 triệu dân,
chỉ tính khiêm tốn mỗi người tiêu dùng bình quân 100. 000 đồng / năm sẽ tạo được
một thị trường với sức mua 7800 tỷ đồng ( tương đương với khoảng 600 triệu USD
) xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vào 14 quốc gia thành
viên EU năm 1998.
Đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu ra hai khu
vực thị trường : có hạn ngạch và phi hạn ngạch. Thị trường có hạn ngạch do EU áp
đặt. Nơi đây, loại hình gia công chiếm vhủ yếu 80% kim ngạch xuất khẩu hầu như
ổn định. Sau khi Hiệp định dệt may thời kỳ đầu ( 1993 – 1997 ) được ký kết kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU không ngừng tăng lên. Thời kỳ
đầu có 105 chủng loại ( category – cat ) quản lý bằng hạn ngạch, sau khi điều chỉnh
( tháng 8/ 1995 ) còn 54 cat và khi hiệp định thời kỳ 1998 – 2000 được ký kết thì số
cat quản lý hạn ngạch chỉ còn 29. Tính gia, có 122 đã được EU “giải phóng ” số
lượng Cat được giải phóng này có thể mang lạI một kim ngạch không nhỏ.
Trước những khó khăn trong việc khai thác thị trường xuất khẩu như đã nêu trên,
việc mở rộng và tăng cường hơn lữa hợp tác với thị trường EU là một đòi hỏi khách
quan của nganhf dệt may Việt Nam. Đó cũng chính là lý do mà toàn bộ chỉ đi sâu
tìm việc thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đi EU để rút
ra thách thức và thuận lợi.
2.3. Cơ cấu của ngành dệt may Việt Nam.
Theo thống kê cuối năm 1995, tổng số cơ sở dệt may là 109369. Trong đó : số
cơ sở dệt là 74633, may là 34736 đơn vị. Hiện nay các cơ sở dệt may phân bố hầu
như khắp các tỉnh thành trong cả nước. Song, hiệu quả hoạt động của các cơ sở ở
các tỉnh khác nhau là khác nhau. Theo thống kê chung, các cơ sở miền trung hoạt
động kém hiệu quả, sản phẩm không đủ chất lượng để cạnh tranh trên thị trường
quốc tế do thiếu công nghệ hiện đại, thiếu thông tin về thị trường, cơ sở hạ tầng lạc
hậu …Các doanh nghiệp hoàt động có hiệu quả thường tập trung ở thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Nha Trang, Hải Phòng, Hà Nội …Sự phát triển không đồng
bộ này chính là câu hỏi đặt ra với các nhà hoạch định chính sách. Chúng ta cần có
những chính sách đầu tư và tín dụng phù hợp để khai thác đầy đủ và hiệu quả các
tiềm lực ở các địa phương nhằm xây dựng ngành dệt may ngang tầm nhiệm vụ của
nó, một ngành công nghiệp chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Và đáng nói nhất của ngành dệt may Việt Nam là nguyên vật liệu. Đây là một
vấn đề nan giải , làm ảnh hưởng đến chất lượng giá cả, sự cạnh tranh của sản phẩm
dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế :
Nguyên vật liệu của ngành dệt bao gồm các loại : Bông, đay, tơ tằm, xơvisco,
xơ PE, các loại xơ liber khác, các loại hoá chất, thuốc nhuộm. Trong đó nguyên
liệu sản xuất trong nước chỉ có bông, đay, tơ tằm. Tuy nhiên sản lượng bông đay,
tơ tằm vẫn còn thấp,chất lượng kém do sử dụng giống cũ đã thoái hoá, máy móc
trong trang bị trong khâu thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, giá thành cao hơn giá
của nguyên liệu ngoại nhập. Hơn nữa, từ năm 1993 đến nay, diện tích trồng các loại
nguyên liệu này đã giảm mạnh do ngành dệt chưa có kế hoạch thu mua khiến cho
người trồng trọt lo lắng vì giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định. Chính vì vậy,
hàng năm chúng ta phải nhập khẩu với số lượng lớn, bông, đay, tơ tằm và các
nguồn sợi tổng hợp khác.
Nguyên liệu của ngành may cũng vậy, vải trong nước cung cấp cho may công
nghiệp rất ít doanh nghiệp đáp ứng được, Mặc dù, một vài năm gần đây công nghệ
dệt của ta đã có những bước tiến đáng kể nhưng nhìn chung chưa đồng bộ, chất
lượng vải chưa cao. Tính trong toàn bộ năm 1998 lượng bông nhập khẩu là 78 triệu
USD, lượng sợi các loại là 207 triệu USD, vải các loại là 418 triệu USD. Đáng chú
ý là lượng vải nhập khẩu cho gia công là 392 triệu USD, trong khi lượng vải nhập
khẩu cho kinh doanh là 27 triệu USD. Chính vì thế, giảm bớt sự phụ thuộ về
nguyên liệu trong ngành dệt – may vừa là mong muốn chủ quan vứa là yêu cầu
khách quan.
Ngoài ra ngành dệt may còn phải nói đến đổi mới công nghệ, theo đánh giá
chung thiết bị và công nghệ của ngành dệt may Việt Nam hiện nay lạc hậu khoảng
10-20 năm so với thế giới. Tuy nhiên so với năm gần đây, có khá nhiều thiết bị,
máy móc tiên tién đã được đưa vào sản xuất thay thế cho thiết bị cũ, đặc biệt là
ngành may. Nhiều doanh nghiệp đã trang bị nhữnh thiết bị chuyên dùng như máy
thêu tự động, máy cắt, hệ thống ủi hơi hập từ các nước công nghiệp tiên tiển. Điều
đáng buồn là việc đầu tư trong ngành dệt may không được xem xét dưới các góc độ
bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững của một ngành nói riêng và của toàn nền
kinh tế nói chung. Đầu tư không đồng bộ giữ ngành may và ngành dệt và giữa các
công đoạn trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Hầu hết, các chủng loại
máy may và công nghệ đang sử dụng trong nghành may đều là máy mới. Ngược
lại ngành dệt may chưa có sự thoả đáng, ngành dệt còn 50% thiết bị đã sử dụng trên
20 năm. Sự đồng bộ này còn được thể hiện ngay ở lượng FDI vào ngành dệt may
Việt Nam trong những năm vừa qua.
Với tình hình trên, nếu việc đầu tư đổi mới công nghệ dệt – may không được cải
tiến và không có một chiến lược xét trên giác ngộ toàn ngành dệt sẽ mãi mải tụt hậu
so với ngành may và ngành may cũng sẽ bị suy giảm khi Việt Nam không còn thế
mạnh là nước có giá trị nhân công rẻ.
2.4. Một số đánh giá về thực trạng thương mại dệt may Việt Nam-EU
Từ khi nền kinh tế nước ta mới chập chững vận hành theo cơ chế thị trường
ngành công nghiệp dệt may đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình, với đặc điểm
sử dụng nhiều lao động. Ngành dệt may đã khai thác được lợi thế so sánh của nước
ta và trở thành một trong năm ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may tăng lên nhanh chónh từ năm 1989- 1997 và luôn chiếm vị
trí thứ hai sau dầu thô. Riêng năm1998 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã vươn
lên vị trí đầu bảng với 1,375 tỷ USD.
Tuy nhiên việc xuất khẩu mặt hàng này trong năm 1998 cũng đầy “sóng gió”.
Mặc dù giữ vị trí đầu bảng nhưng cũng chỉ là mức đã đạt trong năm 1997 và thấp
khá xa so với mức dự kiến 1,5 tỷ USD ban đầu. Sự chững lại trong xuất khẩu mặt
hàng này là do thị phần ở thị trường phi hạn ngạch giảm quá mạnh từ 900 triệu
USD năm 1997 xuống chỉ còn 700 triệu USD năm 1998. Đồng thời vơíi sự suy
giảm vai trò của thị trường các quốc gia Châu Á đối với ngành dệt may Việt Nam,
vai trò của thị trường EU càng được củng cố. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vẫn tăng 30% sau khi hiệp định dệt may Việt Nam EU giai đoạn
1998-2000 có hiệu lực, chiếm khoảng 45% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may EU thực sự là một thị trường xuất khẩu chủ đạo của ngành dệt may Việt
Nam .
Đối với hàng hoá trong lĩnh vự dệt may nhập từ EU vào Việt Nam, tỷ lệ hàng
thành phẩm rất ít, chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu và hoá
chất. Mặc dù chất lượng hàng dệt may của EU rất cao, nhưng kích thước mẫu mã
mầu sắc lạI không phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam.
Nhìn chung cơ cấu trao đổi hàng hoá đã thể hiện đúng khả năng và nhu cầu của
mỗi bên. Cơ cấu trao đổi này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Việt Nam đang theo đuổi. Trong những năm tới,
chúng ta cần phải tiếp tục khai thác thị trường EU theo hướng này. Có như vậy
chúng ta mới tận dụng được tiềm năng của mình và khai thác được các mặt mạnh
của EU.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét