Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Điều tra quy trình kĩ thuật chăm sóc chè và các loại sâu, bệnh chính ở chè

Lá chè
Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, hình dạng và kích thước lá chè thay
đổi tùy giống. Lá chè có gân rất rõ, rìa lá có răng cưa. Trên một cành chè có các loại lá:
Lá vảy ốc, lá cá, lá thật.
Rễ chè
Hệ rễ gồm: rễ trụ (cọc), rễ nhánh (bên), rễ hút (hấp thụ). Khi hạt nảy mầm rễ trụ
phát triển nhanh, ăn sâu vào đất hơn 1m. Ở những nơi đất xốp, thoát nước rễ có thể ăn sâu
2m. Rễ nhánh và rễ hút phân bố chủ yếu ở tầng đất trên từ 10 - 50cm, rễ tập chung giữa 2
hàng chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần.
Hoa, quả, hạt
Cây chè sau khi sinh trưởng 2 -3 tuổi bắt đầu ra hoa, mọc từ chồi sinh thực ở nách lá.
Hoa lưỡng tính và thụ phấn theo phương thức thụ phấn chéo.
Quả chè thuộc loại quả nang, có từ 1- 4 hạt thường là 3 hạt, quả hình tròn, hình trứng,
tam giác tùy theo số hạt.
Hạt chè có vỏ sành bên ngoài màu xám nâu. Vỏ sành cứng do 6 - 7 lớp thạch tế bào
tạo thành một vỏ bọc kín, nhân chè gồm hai lá mầm và phôi chè.
PHẦN III : QUY TRÌNH KĨ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ
A/ QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÈ CÀNH KIẾN THIẾT CƠ
BẢN.
Quản lý và chăm sóc chè giai đoạn kiến thiết cơ bản( KTCB) tốt là cơ sở vững chắc
tạo đà cho vườn chè bước vào giai đoạn kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1. Dặm chè
5
- Trong thời gian KTCB cần phải trồng dặm để bảo đảm mật độ 90% cây sống,
phát triển tốt đồng đều đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh sau này.
- Thời gian thực hiện: Đối với chè KTCB trồng vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ
ẩm.
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Đào hố 40 x40 x 40 cm, bón lót phân chuồng, phân lân đảo đều trước khi
trồng.
+ Chọn cây trồng dặm phải đúng giống, đúng tiêu chuẩn và sạch bệnh.
2. Đốn tạo hình
- Thời gian thực hiện :
+ Chè KTCB năm thứ nhất thực hiện vào tháng 5 - 6.
+ Chè KTCB năm thứ hai và năm thứ ba thực hiện vào tháng 12 - 1 trước khi
triển khai tưới.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Đối với chè KTCB một năm tuổi có đường kính >1cm thì dùng kéo cắt
ngang thân chính ở độ cao cách mặt đất là 25 - 30 cm. Dùng thước chữ T để
quay cắt các cành cấp 1 ở độ cao 50cm.
+ Chè KTCB năm thứ hai đốn ở độ cao 35cm.
+ Chè KTCB năm thứ ba đốn ở độ cao 45 -50cm.
 Chú ý : Trong khi đốn tránh làm cho cây bi dập nát, khi đốn phải có thước đo
để đảm bảo độ cao quy định, mặt tán sau khi đốn phải bằng.
3. Hái tạo tán
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 6 - 10.
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Chè KTCB năm thứ nhất : Dùng thước chữ T quay bấm những ngọn cao
60cm trở lên.
+ Chè KTCB năm thứ hai và thứ ba : hái trên vết đốn 5cm, hái những búp đủ
tiêu chuẩn.
4. Bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.
- Thời gian thực hiện : Vào đầu mùa mưa từ tháng 5 - 6.
6
- Yêu cầu kỹ thuật : Bón phân dưới rảnh cày sâu 15 -20cm cách gốc chè 25cm,
sau khi bón phải lấp lên phân một lớp đất mỏng từ 5 -7cm.
5. Bón thúc phân vô cơ
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 -10 tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện thời
tiết, lượng mưa để xác định thời điểm bón cho hợp lý.
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Bón phân lân : Vào đầu mùa mưa toàn bộ lượng phân lân được bón dọc theo
hai mép hàng chè (nên bón kết hợp với phân hữu cơ hoặc vi sinh).
+ Bón phân Urê và kali : Lượng phân được chia làm 3 lần bón.
Lần 1 bón 40% vào tháng 6 -7
Lần 2 bón 30% vào tháng 8 -9
Lần 3 bón 30% vào tháng 10 -1
6. Dãy cỏ trắng
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 -10
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích và kéo cỏ từ trong gốc ra khỏi mép tán
chè 25 -30cm để bón phân thúc.
+ Chè KTCB dãy 4 lần/ năm
7. Phun thuốc
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Thường xuyên kiểm tra vườn chè khi phát hiện sâu bệnh phải triển khai
kịp thời phun cục bộ hoặc đại trà ngay.
+ Nồng độ và liều lượng : Căn cứ vào nồng độ và liều lượng thuốc thực tế sử
dụng.
+ Phun đều khắp trên và dưới tán cây chè.
+ Trong khi phun thuốc nên kết hợp với phân phun qua lá để bổ sung thêm
dinh dưỡng cho cây.
+ Trường hợp có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng Công ty sẽ cùng phối hợp
chỉ đạo cụ thể.
8. Vệ sinh cây che bóng, chắn gió
7
- Yêu cầu kỹ thuật : Trên hàng cây che bóng, chắn gió phải cắt bỏ các chồi phát
sinh từ gốc lên cao 2m phải rong tỉa sạch để vườn cây thông thoáng, mỗi cây
chỉ để lại 1 thân chính.
9. Dãy cỏ tủ gốc
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 -12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa toàn bộ số cỏ
vào tủ xung quanh gốc chè và lấp đất lên.
10. Cuốc thục (hoặc cày)
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 -12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Cuốc hoặc cày dọc theo hàng chè. Cuốc, cày trên toàn bộ
diện tích không được để lỏi.
11. Phát cỏ bờ lô, chống cháy
- Thời gian thực hiện : Lần 1 : tháng 8 - 9
Lần 2 : tháng 11 -12
- Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo đường bờ lô, bờ mẫu phát sạch cỏ. Sau khi phát lần
2, cỏ khô phải kịp thời đốt đường ranh cản lửa. Nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết
phải tiếp tục đốt lại cho đến khi cỏ cháy hoàn toàn, trong khi đốt phải theo dỏi
thường xuyên không để cháy lan vào vườn chè
12. Tưới nước
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 1 - 4
- Yêu cầu kỹ thuật : Bố chí ram tưới và thời gian tưới hợp lý, tưới không để lỏi.
Lượng nước quy định cho mỗi lần tưới phải được phân bố đều trên toàn bộ diện
tích. Tùy theo tình hình thời tiết trong vụ tưới, nếu có mưa kiểm tra độ ẩm đất
nếu đạt yêu cầu có thể thay cho một lần tưới.
- Số lần tưới : 4 lần/ năm.
13. Kiểm kê
8
- Thời gian thực hiện : Cuối năm vào tháng 12. Kiểm kê số cây chết và đánh giá
lại vườn cây để có kế hoạch trồng dặm cho năm tới.
- Yêu cầu kỹ thuật: Kiểm kê từng hàng chè và có bản kiểm kê kèm theo.
B. QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ LỊCH THỜI VỤ CHĂM SÓC, THU HOẠCH
CHÈ KINH DOANH
1. Chăm sóc
1.1 Đốn
1.1.1 Đốn phớt
- Thời gian thực hiện : Hoàn thành trong tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Đốn cao hơn mức đốn hàng năm 5cm, cành là sát mặt đất
phát dọn sạch, mặt tán sau khi đốn phải bằng phẳng, không để cành vừa đốn nằm bừa bải
trên tán.
1.1.2 Đốn lững
- Thời gian thực hiện : Hoàn thành trong tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Đốn ở độ cao cách mặt đất 65cm, mặt vát của các cành đốn
nghiêng 1 góc 45
0
và quay vào giữa tán, không dập nứt, xước vỏ, cành tăm hương và cành
là sát mặt đất phát dọn sạch. Mặt tán sau khi đốn xong phải bằng, không để các cành đốn
nằm bừa bải trên tán chè sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hái tạo tán.
Hai loại hình đốn trên sẽ thực hiện dưới sự chỉ đạo của Công ty qua từng năm theo
diển biến cụ thể của vườn chè.
1.2 Chống hạn
1.2.1 Dãy cỏ tủ gốc chè tự do
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 11 đến hết tháng 12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa vào tủ xung
quanh gốc.
1.2.2 Dãy cỏ tủ gốc chè hàng
- Thời gian thực hiện : từ tháng 11 đến hết tháng 12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ trên toàn bộ diện tích sau đó đưa vào tủ dọc
theo hai bên hàng chè.
1.2.3 Cuốc thục chè tự do
- Thời gian thực hiện : từ tháng 11 đến hết tháng 12.
9
- Yêu cầu kỹ thuật : Cuốc đều trên toàn bộ diện tích trống không để lỏi, độ sâu
cuốc phải đạt từ 15 -20cm.
1.2.4 Cuốc thục hoặc cày chè hàng
- Thời gian thực hiện : từ tháng 12 đến hết tháng 1.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo hàng chè cuốc hoặc cày trên toàn bộ diện tích,
không để lỏi, độ sâu cuốc hoặc cày phải đạt từ 15 -20cm.
1.2.5 Tưới nước
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 1 đến tháng 4.
- Yêu cầu kỹ thuật : Trong khi tưới phải bố trí hệ thống tưới hợp lý để tận dụng
toàn bộ lượng nưới ra, phải thay đổi ram đúng theo thời gian quy định để lượng nước tưới
ra phân phối đều trên toàn bộ diện tích tưới. Tùy theo tình hình thời tiết, trong vụ tưới nếu
có mưa to kiểm tra độ thấm đất nếu thấy đạt yêu cầu có thể thay cho một lần tưới.
1.3 Phòng trừ cỏ dại kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
1.3.1 Dãy cỏ
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 - 6. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện mưa
sớm hay mưa muộn mà xác định thời gian thực hiện hợp lý, để kịp thời triển khai công tác
bón phân.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dãy sạch cỏ từ trong gốc ra khỏi mép tán cây chè từ 15cm
đến 20cm. Nếu có cây bụi, dây leo trong gốc và bám trên tán chè phải vệ sinh sạch sẽ.
1.3.2 Phát cỏ kết hợp vệ sinh cây che bóng, chắn gió
- Thời gian thực hiện : Lần 1 hoàn thành cuối tháng 7.
Lần 2 hoàn thành cuối tháng 9.
- Yêu cầu kỹ thuật : Phát sạch cỏ trên toàn bộ diện tích, vết phát cách mặt đất từ
5 - 7cm, cây bụi, dây leo mọc trong gốc và bám trên tán chè phải vệ sinh sạch sẽ. Đối với
cây che bóng, chắn gió các chồi phát sinh từ dưới gốc lên cao 2m phải rong tỉa sạch sẽ để
vườn chè được thông thoáng. Trường hợp có cây hay cành bị gãy đổ đè trên tán chè cản
trở công việc chăm sóc và thu hoạch phải gom nhặt đưa ra khỏi vườn chè và vệ sinh sạch
sẽ. tuyệt đối không được chặt cây hay cành khi chưa có sự thống nhất của Công ty.
1.3.3 Phát cỏ bờ lô, bờ mẫu
- Thời gian thực hiện : vào tháng 8.
- Yêu cầu kỹ thuật : Dọc theo bờ lô, bờ mẫu phát sạch cỏ. Sau khi cỏ khô phải
kịp thời đốt đường ranh cản lửa. Nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết phải tiếp tục đốt lại cho
10
đến khi cỏ cháy hoàn toàn, trong khi đốt phải theo dỏi thường xuyên không để cháy lan
vào vườn chè.
1.4 Bón phân
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 6 đến tháng 7. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều
kiện mưa sớm hay mưa muộn mà xác định thời điểm bón cho hợp lý. Riêng phân lân bón
vào tháng 5 trước khi dảy cỏ.
- Yêu cầu kỹ thuật :
+ Bón phân lân : Trước khi vào mùa mưa toàn bộ lượng phân lân quy định
tiến hành bón đều dọc theo hai mép hàng chè và xung quanh mép tán cây chè.
+ Bón phân sunphat đạm và phân Kali : Trộn đều hai loại phân lai với nhau
đóng bao vận chuyển ra vườn và bón dọc theo hai mép hàng chè và xung quanh mép tán
cây chè.
+ Để bón phân có tác dụng cao cần bón đúng lúc, đúng thời điểm (không
được bón phân vào gốc cây chè) để tạo điều kiện cho cây chè hấp thụ một cách dể dàng.
Không nên bón phân khi đất chưa đủ ẩm, khi trời mưa to hay nắng gắt, vườn chè chưa
làm sạch cỏ.
1.5 Phòng trừ sâu bệnh và kết hợp phun phân qua lá
1.5.1 Phòng trừ sâu bệnh
1.5.1.1 Biện pháp hóa học
 Nhện đỏ : Vào mùa khô (từ tháng 2 - 4) nhện đỏ phát sinh và phát triển lây lan rất nhanh.
Nếu không diệt trừ kịp thời thì cây chè sẽ rụng hết lá, bước vào thu hoạch chính vụ năng
suất và chất lượng chè bị giảm rỏ rệt. Do đó phải thường xuyên kiểm tra vườn chè, khi
phát hiện phải phun thuốc diệt trừ ngay.
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 2 đến khi chấm dứt mùa khô.
- Số lần thực hiện : 2 lần trong năm.
- Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại thuốc thực tế sử dụng.
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn
sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
 Rầy xanh, bọ xít muỗi và rệp : Thường xuất hiện vào mùa mưa.
- Thời gian thực hiện : 2 lần trong năm.
- Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại thuốc thực tế sử dụng.
11
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn
sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
 Bệnh phồng lá
- Thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao.
1.5.1.2 Biện pháp canh tác
Đây là biện pháp phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời theo quy định, cụ thể
là phải dãy sạch cỏ, phát quang vườn chè, thu hoạch búp bị sâu bệnh kịp thời làm cho
vườn chè được thông thoáng để hạn chế sâu bệnh phát sinh và phát triển, ngăn chặn
nguồn lây lan tạo điều kiện cho vườn chè phát triển tốt để tăng sức đề kháng.
1.5.2 Phun phân qua lá
Ngoài lượng phân bón gốc, vào mùa mưa tiến hành phun phân qua lá để bổ sung
dinh dưỡng cho cây.
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Số lần thực hiện : 3 lần trong năm.
- Nồng độ và liều lượng cho một lần phun :
+ Căn cứ vào nồng độ quy định của loại phân thực tế sử dụng.
+ Liều lượng : Phun 150 lít dung dịch thuốc trên một lần phun tính cho 1 tấn
sản phẩm chè búp tươi theo kế hoạch giao khoán (10 bình mỗi bình 15 lít dung dịch)
• Những yêu cầu kỹ thuật trong khi phun thuốc phòng trừ sâu bênh và phun phân qua
lá:
Pha chế phân, thuốc phải đúng quy định.
Không phun thuốc khi trời mưa to hay nắng gắt.
Khi phun phân, thuốc phải được phun đều khắp trên và dưới tán chè.
Bình phun phải được trang bị đầy đủ nụ xòe, không được tháo nụ xòe để phun cho
nhanh.
Nên kết hợp phun phân qua lá và thuốc trừ sâu nhằm tăng thêm hiệu lực của phân và
tiết kiệm công lao động.
1.6 Chống cháy
- Thời gian thực hiện : Cuối tháng 12.
- Yêu cầu kỹ thuật : Quanh bờ lô vườn chè, từ mép chè ra 10m phát sạch cỏ, dọc
theo các đường bờ mẫu nếu có cỏ cũng tiến hành phát sạch để ngăn ngừa trường hợp cháy
lan từ mẫu chè này sang mẫu chè khác. Sau khi phát cỏ xong, cỏ khô phải kịp thời đốt
đường ranh cản lửa, nếu đốt 1 lần cỏ chưa cháy hết phải tiếp tục đốt lại cho đến khi cỏ
cháy hoàn toàn. Trong khi đốt phải theo dõi tránh lửa cháy lan vào vườn chè.
12
2. Thu hoạch
2.1 Hái tạo tán
- Sau khi đốn xong 1 tháng, phải thường xuyên theo dỏi vườn chè, khi trên vườn
có khoảng 20 -25% số búp đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải kịp thời cho thu hoạch ngay.
- Trong quá trình thu hoạch phải dùng thước để xác định chiều cao hái tạo tán
(trên vết đốn 5cm).
- Búp chè đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải có 1 tôm 4 -5 lá và nằm trên mức hái tạo
tán.
- Búp chè đủ tiêu chuẩn hái tạo tán phải có 1 tôm 2 -3 lá và những búp đủ tiêu
chuẩn về số lá nhưng nằm dưới mức tạo tán.
- Búp chưa đủ tiêu chuẩn hái tạo tán thì hái 1 tôm 2 -3 lá và chừa lại 1 lá cá, 2 lá
chừa, mặt tán sau khi hái phải bằng không để ngông dài.
- Những búp nằm giữa tán sinh trưởng mạnh có thể hái hơi đau, sát lá cá hay chỉ
chừa lại 1 lá chừa để tạo tán bằng.
- Những búp nằm xung quanh rìa tán nên để lại dưỡng tán cho rộng, không nên
hái.
2.2 Chu kỳ hái tạo tán
- Mùa khô:
+ Định kỳ 10 ngày hái 1 lần, tuy nhiên cần căn cứ vào khả năng sinh trưởng phát
triển của cây chè có thể linh động từ 7 -8 -10 ngày hái 1 lần.
+ Kỹ thuật hái : Tháng 2 -3 - 4 hái để lại 2 lá chừa để nuôi bộ lá trên tán tạo cơ
sở bước vào vụ thu hoạch chính.
+ Tháng 11 -12 hái để lại 1 lá cá, lần hái cuối cùng hái sát lá cá để tận thu sản
lượng.
- Mùa mưa : Từ tháng 5 -10 định kỳ thường xuyên 7 ngày hái 1 lần, hái chỉ để
lại 1 lá cá và 1 lá chừa. Búp đủ tiêu chuẩn hái là búp có 1 tôm 3 lá trở lên, búp mù
xòe, búp sâu bệnh.



PHẦN IV : CÁC LOẠI SÂU VÀ BỆNH CHÍNH HẠI CHÈ
13
1. Sâu hại.
1.1 Bọ xít muỗi
Triệu trứng gây hại
Bọ xít dùng vòi chích hút nhựa búp chè, tạo nên những vết châm lúc đầu có màu chì
sau chuyển thành màu nâu đậm. Khi mật số cao, sâu non của bọ xít muỗi gây ra hiện
tượng chè bị cháy đen do các vết chích quá dày. Búp chè bị bọ xít muỗi chích hút nhiều bị
nám đen, cong queo không có giá trị thương phẩm, ảnh hưởng đến những lứa búp sau,
làm chậm lại sự phát triển của cây.
Đặc tính sinh vật học
- Con trưởng thành giống như một con muỗi lớn có màu xanh lá mạ (con cái ) hoặc màu
xanh lơ (con đực), kích thước con cái dài 4-5 mm, ngang 1,5 mm. Con đực hơi nhỏ hơn
con cái.
- Bọ xít muỗi có 3 đôi chân màu vàng sậm, đặc biệt đôi chân sau rất dài. Đầu màu nâu
sậm, hai mắt nâu đen, trên ngực có một bộ phận hình chùy nối xuyên về phía sau.
- Trứng hình bầu dục, màu trắng trong, phía đầu nhỏ của trứng có hai sợi lông dài màu
trắng lộ ra khỏi mô cây.
- Sâu non tuổi 1 toàn thân màu vàng nhạt, nhiều lông. Sâu tuổi 5 có màu xanh ánh vàng,
mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ 4.
- Bọ xít muỗi sau khi vũ hóa 2- 6 ngày bắt đầu giao phối sau giao phối 1-3 ngày thì đẻ
trứng. Trung bình một con cái đẻ từ 30 -70 trứng, trứng được đẻ trên búp chè hoặc lá non,
trên cuống hoặc dọc theo gân phần dưới lá.
- Trứng có thể được đẻ từng quả một hoặc từng cụm 2- 4 trứng sâu vào biểu bì. Sau 5-10
ngày trứng nở ra sâu non, sâu non trải qua 5 tuổi trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày.
- Bọ xít muỗi thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn (không có giai đoạn nhộng). Sau khi
vũ hóa con trưởng thành còn có thể sống thêm 10-20 ngày.
Sinh thái học
- Bọ xít muỗi phát triển thích hợp nhất trong điều kiện nhiệt độ 20- 25
o
C, ẩm độ trên
90% vì thế chúng thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối.
- Ngày âm u bọ xít muỗi hoạt động mạnh hơn ngày nắng , đặc biệt những ngày mưa to
bọ xít muỗi xuất hiên hàng loạt và phá hoại nặng.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét