Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng
thú cao.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc
phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu
động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo cho
học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học một cách có hiệu quả.
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có
điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú
trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ở
trường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu
nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học âm nhạc mang lại những
lợi ích như thế nào cho học sinh.
Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các môn học khác thì
môn âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các em.
Thông qua việc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dạy âm nhạc trong trường
THCS, từ đó xây dựng các phương pháp để việc dạy âm nhạc càng có hiểu quả.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến những lợi ích mang lại khi giảng dạy âm
nhạc trong trường THCS đối với học sinh lứa tuổi từ 11 – 14 tuổi.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS.
- Khách thể: Quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS.
V. GIẢ THUYẾT:
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
Nếu thực hiện thành công đề tài này thì sẽ thu được những kết quả đáng kể
sau:
- Mọi người sẽ có cách nhìn khác về môn âm nhạc, từ đó việc giảng dạy được
thực hiện nghiêm túc, khoa học đạt kết quả tốt nhất.
- Học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích về việc học âm nhạc mang lại từ đó
các em sẽ có hứng thú và tinh thần học hơn trong các tiết học âm nhạc.
- Phát triển nhân cách học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có cách nhìn khác
về việc học âm nhạc.
- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nữa bản chất về môn mà mình đang dạy, từ đó họ
càng có tinh thần giảng dạy và càng yêu nghề.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tôi tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy âm nhạc trong trường THCS để từ đó
thấy được những lợi ích mà âm nhạc mang lại.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá lợi ích khi giảng dạy âm nhạc trong trường
THCS.
- Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, lợi ích từ việc học âm nhạc trong
trường THCS.
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tìm hiểu các tài liệu nghiên
cứu về việc giảng dạy âm nhạc trong trường THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Phân tích, đánh giá những nội dung thu thập được.
- Thống kê, tổng kết kết quả và đưa ra hướng xử lý, giải quyết.
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THCS.
1. Đặc điểm phát triển sinh lý:
1.1 Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối.
Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến
giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự
nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6
cm. Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg, tăng vòng ngực là những
yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.
Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương
sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.
Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối
thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các
em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt
về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng
ra. Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng
về, “lóng ngóng”.
Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát
triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều
không cân đối.
Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng nhanh,
hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên
những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.
1.2 Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng
biệt.
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên
không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh.
Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,….
Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp được
hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từ
ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát
gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên
hiện tượng này cân đối hơn.
1.3 Hiện tượng dậy thì.
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ
thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất
hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì.
Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các
em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của
các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc
chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.
Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu
niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới:
Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tính
mới lạ, quan tâm tới người khác giới.
2. Đặc điểm phát triển tâm lý:
Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng.
Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúng
cũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14
tuổi (2 năm). Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác
nhau trong cơ thể trẻ, sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội
tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận
được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ
thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy,
cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể
trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy,
các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Về
trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng
cũng phát triển mạnh. Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái
niệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng.
Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra cùng
với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn
mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ
với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt
quan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà.
Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là
việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành các đặc điểm nhân cách ở
trẻ. Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ
trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần
phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân
nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần kinh
trung ương, mà cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình
thành trước đó ở trẻ.
Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định hướng
cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện. Tuy nhiên, một
số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoát
khỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịch
lãm với tư cách là thành viên. Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính, chậm phát
triển tâm lý có thể được bù trừ, nhưng nhân cách, cũng như động cơ vẫn không
thoát khỏi nhi tính.Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lý
thì chậm phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra. Ở các thiếu niên có
tổn thương thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể được
phục hồi tương đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăng
cường. Nếu trẻ bị động kinh từ nhỏ, và không được điều trị kịp thời, thì vào
tuổi thiếu niên, các khiếm khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữ
tợn, càng tăng hơn.
Những nét tính cách tăng đậm (NTCTĐ): là hiện tượng thường gặp ở trẻ
THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét
của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm thái quá.
Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường với
một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với
các tác động khác. Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu để
phân biệt các dạng phát triển tính cách tăng đậm.
Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai
đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát
triển tiếp theo của trẻ. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà
là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch
chuẩn và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh
thái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm
thần học).
II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS.
1. Giáo dục thẩm mỹ:
Âm nhạc có chức năng thẩm mỹ, học nhạc không chỉ giúp các em giảm stress
mà qua đó các em có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống, thông qua các ca từ,
làn điệu âm nhạc để dạy các em biết rằng cuộc sống xung quanh mình còn có
biết bao điều mới mẻ, dạy các em về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con
người, yêu đồng loại hay thậm chí là yêu tất cả những gì bình dị nhất xung quanh
mình như: yêu con đường mà mình vẫn ngày ngày cắp sách đến trường, yêu từng
cuốn sách, quyển vở thân quen, yêu lắm cái bàn, cái ghế,cái bảng đen mà mình
vẫn thường thấy mỗi khi đến lớp, Từ đó giúp hình thành trong tâm trí các em
những nhân cách, phẩm chất tốt đẹp để dần dần hướng đến vẻ đẹp hoàn thiện của
chân- thiện- mỹ với những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành nhân cách
chủ động, linh hoạt, trân trọng cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
Định hướng học sinh cảm thụ cái đẹp, qua đó xây dựng lối sống hướng thiện.
nâng cao hơn năng lực cảm thụ xã hội, hình thành cách sống cân bằng, hài hòa,
thúc đẩy niềm say mê, lao động sáng tạo, là công cụ hiệu quả nâng cao đời
sống tinh thần ngày càng phong phú.
Âm nhạc vang lên, đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa lời ca và
mối quan hệ xã hội, hình ảnh trong âm nhạc luôn hiện lên vẻ đẹp hướng đến
chân- thiện- mỹ đầy xúc cảm. Đó chính là giá trị mà âm nhạc có được, giống
như ống kính vạn hoa kích thích khả năng tưởng tượng đầy ước mơ và hoài
bão.
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
Ví dụ 1: Bài hát “Khúc hát chim sơn ca”, Nhạc và lời: Đỗ Hoài An là bài hát trữ
tình viết cho lứa tuổi thiếu nhi, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê
hương, yêu đất nước.
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
Ví dụ 2: Bài hát “Tiếng ve gọi hè”, Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn. Âm nhạc lớp 7
nói lên sự gắn bó của tuổi trẻ với thiên nhiên trong không khí náo nức của
mùa hè. Qua bài hát, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương, yêu
thiên nhiên trước vẻ đẹp của cuộc sống.
Ví dụ 3: Bài hát “Khát vọng mùa xuân”, âm nhạc lớp 8
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
SVTH: TỪ VĂN ĐƯỢC
GVHD: LÊ THỊ KIM CHI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét