+ Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình
làm đòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng.
Khi cây lúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ
bao phấn trên một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở
gốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút
nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra,
hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá trình thụ phấn
là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt phấn
rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt
bắt đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi
nhũ.
+ Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba
thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
• Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng,
trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng
nhanh ở thời kỳ này.
• Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và
màu xanh dần chuyển sang màu vàng.
• Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng
hạt đạt tối đa.
Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là
quá trình quyết định năng suất lúa.
1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan
trọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường
xuyên đến quá trình sinh trưỡng và phát triển của cây lúa.
+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ
thuộc rất nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt
độ trung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm
hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát
triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.
• Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-
35
0
C. Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12
0
C và quá cao là trên 40
0
C không
có lợi cho quá trình nẩy mầm của lúa.
• Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi
xanh. Nhiệt độ thích hợp là 25-32
0
C. Nhiệt độ dưới 16
0
C quá trình bén rễ, đẻ
nhánh, làm đòng không thuận lợi.
• Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước
sự thay đổi của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi
nhiệt độ phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có
lợi.
+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực
hiện quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu
của cây lúa.
Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vị
nước, để tạo ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu
nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
• Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi
ngâm hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ
ẩm của hạt đạt 25-28%.
• Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây
con không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ
từ khi cây được 2-4 lá.
• Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa.
Để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm
đòng trổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng
suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế:
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung
của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất
lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản
lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh
doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Với một
lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm
lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản
lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và
phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có
thể trên phương diện KT-XH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị
tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết
quả mà xã hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh
thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra
và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát
triển kinh tế là phát triển xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta
nói trên quan điểm kinh tế xã hội.
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao
cho phù hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi
phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào
như: đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả
thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các
phương pháp sau:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả.
Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉ tiêu
đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế như sau:
+ Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các
ngành thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ
nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh
xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của sản xuất theo chiều rộng mà còn
là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Được
xác đinh bởi công thức sau:
VA = GO - IC
+ Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết trong một năm hoặc một
vụ thì đơn vị sản xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao
nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh qui mô về giá trị sản xuất mà ngành nông
nghiệp tạo ra cho xã hội. Có công thức xác định như sau:
GO = Q * P
Trong đó : Q
:
khối lượng sản phẩm
P: giá cả của sản phẩm
+ Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động
gia đình
- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao
gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao),
như phân bón, thuốc các loại, thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi,
làm đất, vận chuyển, tuốt lúa.
• Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân bón,
thuốc các loại…
• Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa:
Công lao động thuê ngoài
Các chi phí dịch vụ khác
+ Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một
đơn vị diện tích, được xác định bằng công thức sau:
N=Q/S
Trong đó: Q: sản lượng lúa
S: diện tích gieo lúa
* Các chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có
được trong sản xuất.
VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản
ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng
thêm trong kỳ.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh
một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
trong kỳ.
VA/lao động gia đình (LĐGĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một công lao
động gia đình tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu
Á.
Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê
của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ .
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) cho thấy, có
114
nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000
ha
tập trung ở Châu Á, , 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha
đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).
.Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện
tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong
vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu
ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm
1999
(156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều
biến
động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha.
Từ
năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao
nhất kể từ năm 1995 tới nay.
- Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới
cũng
tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc
biệt sau
cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra
đời
của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là
giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế
giới
là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990).
Từ
năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liên tục
được
cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng phân nửa năng suất
của
Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới.
Xuất phát điểm của Việt nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây
trồng chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ
Bắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự
phát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa,
nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa
nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành
công trong công tác chăm sóc và gieo trồng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2009/2008
± %
Diện tích
lúa
Nghìn
ha
7400,2 7440,1 +39,9 0,5
Năng suất tạ/ha 52,3 52,2 -0,1 0,2
Sản lượng Nghìn
tấn
38729,8 38895,5 165,7 0,4
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)
Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 2 năm tăng
lên . Từ 7400,2 nghìn ha (năm 2008), tănglên 7440,1 nghìn ha (năm 2009),
tức tăng 39,9 nghìn ha so với năm 2009, tương ứng giảm 0,5%.Tuy vậy năng
suất cũng không tăng lên qua 2 năm. Từ 52,3 ta/ha (năm 2008) xuống còn
52,2 tạ/ha (năm 2009), tức giảm 0,1 tạ/ha, tương ứng 0,2%. Sản lượng lúa
vẫn tăng được ổn định khi diện tích tăng qua 2 năm. Sản lượng năm 2009 đạt
38895,5 nghìn tấn, tăn 165,7 tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 0,4%.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế
Những năm vừa qua tình hình sản xuất lúa của tỉnh TT Huế có những
biến động theo chiều hướng tích cực.
Qua số liệu thu thập được ta thấy rằng tỉnh TT Huế sản xuất lúa ba
vụ. Tuy nhiên chủ yếu là vụ ĐX và vụ HT, còn vụ Mùa chiếm diện tích
không đáng kể, cụ thể là năm 2003 gieo trồng 625 ha, đạt năng suất 14,7
tạ/ha. Con số này năm 2004 là 692 ha, đạt năng suất 15,2 tạ/ha. Nếu xem xét
cả năm thì có kết quả như sau: Diện tích sản xuất lúa năm 2003 là 51.414 ha,
đạt năng suất 106,4 tạ/ha. Đến năm 2004, diện tích giảm còn 51.316 ha, tức
giảm 98 ha, tương ứng giảm 0,2%. Tuy nhiên, năng suất lúa lại tăng lên 112
tạ/ha (2004), tức tăng 5,6 tạ/ha, tương ứng tăng 5,3%. Nguyên nhân là do
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu
quả sang trồng các lại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù giảm diện
tích trồng lúa nhưng do tăng năng suất lúa không những ổn định được sản
lượng lúa mà còn tăng sản lượng năm 2004 lên 246.496,6 tấn, tăng so với
năm 2003 là 11.920,9 tấn, tương ứng tăng 5,1%. Đây là một kết quả đạt
được của tỉnh TT Huế
Bảng 2: diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh TT Huế:
Chỉ tiêu Năm 2003 Cả năm Năm 2004 Cả năm 2004/2003
ĐX HT mùa ĐX HT mùa +/- %
1. diện tích
gieo trồng (ha)
26,64
7
24,142 625 51,684 26,323 24,301 692 51,316 - 368 -0,71
2. năng suất
(tạ/ha)
49 42,7 14,7 106,4 50,5 46,3 15,2 112 +5,6 +5,2
6
3. sản lượng
(tấn)
130,6
56
104,159 921 235,736 123,922 112,516 1,052 246,490 +10,754 +4,5
6
(nguồn: niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của Huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế
Huyện Quảng Điền là vùng đất trù phú, phì nhiêu, trải dài dọc theo bờ
biển phá Tam Giang. Bên cạnh những thuận lợi phát triển nông nghiệp huyện
cũng gặp không ít khó khăn. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thường
bị thiên tai lũ lụt, hạn hán, ngập úng, sâu bệnh… đã làm cho năng suất lúa
giảm rất đáng kể. Tuy nhiên, qua 5 năm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển và mở ra một số
triển vọng mới.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Quảng Điền
Chỉ
tiêu
2003 Cả
năm
2004 Cả
năm
2004/2003
ĐX HT ĐX HT +/- %
1.
diện
4,096 3,820 7,916 4,010 3,694 7,704 -212 -2,68
tích
gieo
trồng
(ha)
2.
Năng
suất
(tạ/ha)
53,6 46 99,6 56 50,4 106,4 +6,8 +6,83
3. Sản
lượng
(tấn)
21,955 17,562 39,517 22,456 18,618 41,047 +1,557 +3,94
(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)
Từ bảng số liệu thu thập được cho ta thấy rằng diện tích, năng suất và sản
lượng qua các năm, các vụ ĐX và HT có sự biến động rõ rệt.
Về diện tích gieo trồng, cả hai năm thì vụ HT đều có diện tích gieo
trồng giảm so với vụ ĐX. Năm 2003, diện tích vụ ĐX 4.096 ha, vụ HT giảm
còn 3.820 ha. Đây là đường lối chủ trương của huyện. Bởi vì vụ HT là mùa
hạn hán, nước mặn dễ xâm nhập vào; những vùng đất cao, vùng đất không
thuận tiện cho việc tưới tiêu, nếu vẫn duy trì sản xuất lúa thì sẽ thiếu nước
dẫn đến mất mùa. Do đó diện tích này sẽ chuyển sang trồng màu có hiệu quả
kinh tế hơn và có một ít diện tích phải bỏ hoang.Tuy nhiên việc giảm diện
tích này là một phần làm giảm sản lượng lúa. Do đó, huyện cần phải xem xét
thật kỹ, xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt trong vụ HT để hạn
chế việc giảm diện tích sản xuất lúa không cần thiết. Đối với cả năm thì diện
tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm so với năm 2003 là 212 ha tương ứng
2,7%. Điều này do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do huyện chủ trương
chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những vùng đất cao ít bị
ngập úng sang trồng màu, lạc, mía, hoa các loại có hiệu quả kinh tế hơn. Hai
là do xây dựng các công trình thuỷ lợi, đắp đê, mở thêm đường xá giao thông
phục vụ cho tưới, tiêu, chống úng cho vụ ĐX, cho đi lại và vận chuyển trong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét