DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
TT Tên bảng, hình ảnh Trang
Bảng 4.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Hải
Phòng
38
Bảng 4.2 Cơ cấu GDP của Hải Phòng phân theo nhóm ngành
kinh tế
39
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành phố
Hải Phòng
46
Bảng 4.4 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2000-2005 của thành phố Hải
Phòng
57
Bảng 4.5 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2005-2008 của thành phố Hải
Phòng
48
Bảng 4.6 So sánh một số quy định về thời gian, không gian
lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
55
Bảng 4.7 So sánh quy định về thẩm định và xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
59
Bảng 4.8 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Hải
Phòng
68
Bảng 4.9 So sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất đai giữa quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa
bản thành phố Hải Phòng
70
Bảng 4.10 So sánh một số chỉ tiêu về diện tích của một số công
trình giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây
dựng trên địa bản thành phố Hải Phòng
73
Bảng 4.11 Mối quan hệ các nội dung trong quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch xây dựng
76
Hình 1 Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất
71
Hình 2 Sơ đồ mối quan hệ về mục tiêu giữa quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng
75
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH iii
MỤC LỤC iv
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
Phần 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 4
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
Phần 5. KẾT KUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHẦN PHỤ LỤC 106
iv
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quy hoạch là sự chuyển hóa ý chí, ý tưởng thành hành động nhằm tạo ra
những kết quả để đạt được mục tiêu nhất định. Một cách khái quát, quy hoạch
được hiểu như là phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội
như tổ chức không gian lãnh thổ, hệ thống kết cấu hạ tầng, phân bố các điểm
dân cư đô thị và nông thôn, bố trí các khu công nghiệp và các công trình chủ
yếu, phân bổ sử dụng đất, phát triển hệ thống đô thị, phát triển các ngành…
của một lãnh thổ nhất định cho một thời kỳ nhất định [1], [10], [22].
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, công
tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã và đang góp phần quan trọng về
quản lý và sử dụng đất nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
Trên một địa bàn, lãnh thổ theo đơn vị hành chính thường có nhiều loại quy
hoạch, mà hầu hết các quy hoạch đó đều gắn với việc quản lý và sử dụng đất.
Do đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ phát triển của các ngành, lĩnh vực khác
nhau, nên việc lập quy hoạch của các ngành cũng có nội dung khác nhau.
Việc khai thác, sử dụng đất trong các quy hoạch của mỗi ngành đều tính
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã
hội để đảm bảo được các mục tiêu phát triển của ngành đề ra. Tuy nhiên,
quy hoạch của các ngành thường chưa tính toán đầy đủ những ảnh hưởng
tiêu cực của việc sử dụng đất thuộc chức năng quản lý, khai thác của mỗi
ngành đến các loại đất thuộc chức năng quản lý, khai thác của ngành khác.
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng là các quy hoạch
thường được lập trên cùng một địa bàn lãnh thổ nào đó. Vì vậy, cần nghiên
cứu, xem xét giữa hai loại quy hoạch này có mối quan hệ với nhau như thế
nào về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Cả hai loại quy hoạch này đều có
vai trò, vị trí và tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi vùng, mỗi địa phương. Về nguyên tắc, quy hoạch sử dụng đất và
1
quy hoạch xây dựng phải có sự thống nhất cả về không gian và thời gian,
phù hợp với nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng của
mỗi loại quy hoạch. Việc nghiên cứu về nội dung và bản chất của mối quan
hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để hiểu rõ sự ảnh
hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai loại quy hoạch này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa hai loại quy hoạch.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau
mà giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thường không được
lập đồng bộ với nhau cả về thời gian và không gian, nhiều nội dung còn
trùng lặp, mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau, gây khó khăn cho công tác lập,
thực hiện, kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch.
Để phát huy được những yếu tố tích cực trong mối quan hệ giữa hai
loại quy hoạch, khắc phục được các mâu thuẫn, bất cập, tạo sự đồng bộ và
nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch
xây dựng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cần nghiên cứu để làm
rõ nội dung và bản chất mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch, làm cơ sở cho
việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch
nói chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nói riêng.
Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong
những trung tâm kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng của khu vực cũng
như của cả nước. Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch xây dựng ở Hải Phòng đều đạt những kết quả nhất định,
đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Song
giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố
cũng còn một số bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống nhất và đồng
bộ, hạn chế đến vai trò của mỗi loại quy hoạch đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố.
2
Xuất phát từ tình hình trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối quan
hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành
phố Hải Phòng” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ nội dung mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch xây dựng, sự tác động qua lại của hai loại quy hoạch này; Làm rõ
những điểm còn bất cập, còn chồng chéo, không hợp lý giữa quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch xây dựng.
- Xác định được những nội dung phù hợp, thống nhất cũng như những
nội dung chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở đó,
đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cần thiết; sửa đổi một số nội dung
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ giữa
hai loại quy hoạch.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu đề tài
Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài phải bảo đảm tính khách quan,
tính trung thực, tính đầy đủ và tính khoa học. Kết quả nghiên cứu đề tài,
các kết luận, các nhận xét đưa ra phải bảo đảm đúng đắn, phù hợp với thực
tiễn, có đầy đủ căn cứ khoa học.
Việc sử dụng các thông tin, tài liệu trong nghiên cứu phải có xuất xứ,
nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và hợp lệ. Quá trình nghiên cứu phải dựa trên cơ
sở lý luận chung về công tác quy hoạch, các điều kiện khách quan của thực
tiễn để giải quyết các vấn đề và yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây
dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải đạt được các mục tiêu đã đề ra.
3
Phần 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, công tác quy hoạch thường gắn với việc quản lý hành
chính và quản lý đất đai. Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể
thiếu và rất đắc lực cho việc quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai.
Tùy theo chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nước mà quy hoạch có những hình thức, đặc
điểm, mức độ rất khác nhau. Mỗi loại quy hoạch có những mục tiêu cụ thể
khác nhau nhưng tất cả các quy hoạch đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững.
Đối với quy hoạch phát triển theo lãnh thổ, đa số các nước trên thế giới
không có sự phân biệt rõ ràng về các loại quy hoạch: phát triển kinh tế - xã
hội, sử dụng đất, xây dựng mà đa số các quy hoạch lãnh thổ thường mang tính
bao quát, đáp ứng nhu cầu phát triển chung về nhiều mặt.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa các loại quy hoạch là một vấn đề khá
phức tạp và khó khăn, đòi hỏi Chính phủ của mỗi nước phải có những chính
sách đúng đắn, phù hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thảo luận một cách
khoa học và đầy đủ. Và chỉ khi giải quyết tốt các mối quan hệ này thì mới bảo
đảm được tính khả thi, tính hiệu quả của các quy hoạch. Hầu hết các nước
trên thế giới đều rất coi trọng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
đô thị. Các quy hoạch này một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển chung, mặt
khác đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, phát
triển các đô thị theo xu hướng phát triển các không gian chức năng đô thị
nhằm nâng cao các điều kiện sống của con người.
4
2.1.1. Quy hoạch ở Cộng hoà Liên bang Đức
Quy hoạch không gian hay quy hoạch tổng thể vùng lãnh thổ ở Đức là
loại quy hoạch tổng hợp về sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn
bộ lãnh thổ. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng là bộ phận
của quy hoạch không gian. Một trong những chức năng của quy hoạch không
gian là điều phối các loại hình quy hoạch, giải quyết những mâu thuẫn phát
sinh từ sự tranh chấp sử dụng đất đai của vùng lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch xây dựng là một bộ phận của quy hoạch không gian, do
chính quyền địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận.
Chính vì vậy, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây
dựng ở Đức thể hiện trong quy hoạch không gian hay quy hoạch tổng thể
vùng lãnh thổ. Trong đó, mỗi loại quy hoạch có mục tiêu riêng như xây dựng
tối ưu các cơ sở hạ tầng, quy mô đô thị, sử dụng đất nông lâm nghiệp, khu an
dưỡng nghỉ ngơi, cảnh quan… nhưng đều nhằm đạt mục tiêu chung: vì ấm no,
vì lợi ích dân tộc, vì an toàn lương thực quốc gia, vì sự sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên, bảo vệ môi sinh, phát triển đồng bộ và bền vững. Các mục
tiêu riêng của quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng không phải lúc nào
cũng đồng bộ, thống nhất với nhau mà nhiều khi còn đối kháng nhau, mâu
thuẫn nhau. Điều đó đòi hỏi người làm quy hoạch phải nắm vững mối quan hệ
giữa các mục tiêu đó, phải suy nghĩ, tìm phương án giải quyết hoặc giảm bớt
các mâu thuẫn đối kháng đó.
Quy hoạch tổng thể phát triển lãnh thổ ở Cộng hòa Liên bang Đức bao
gồm quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch vùng. Quy hoạch lãnh thổ thực hiện
việc sắp xếp (cấu tạo) không gian; cấu trúc định cư của khu vực; các biện
pháp hạ tầng không gian lớn; xác định những khu vực dự phòng, những vùng
ưu tiên. Để thực hiện các nội dung quy hoạch lãnh thổ cần có các hoạt động
của quy hoạch lãnh thổ, chương trình phát triển lãnh thổ. Nhiệm vụ chính của
5
quy hoạch lãnh thổ là xây dựng những chương trình và kế hoạch phát triển
lãnh thổ, gồm:
- Xây dựng bản phúc trình về trật tự không gian lãnh thổ: Xác định ranh
giới giữa các vùng đô thị, vùng nông thôn, vùng tụt hậu; phân tích, đánh giá
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Xây dựng bản đồ địa chính lãnh thổ: Thể hiện được tất cả hiện trạng, kế
hoạch và biện pháp cần thiết cho quy hoạch lãnh thổ. Đó là các sử dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến mặt bằng sử dụng đất. Tư liệu địa chính
như vậy là nguồn thông tin quý giá cho các báo cáo, các chương trình và các
kế hoạch. Các dữ liệu được thu nạp trong máy vi tính và gắn liền với hệ thống
thông tin địa lý (GIS);
- Chương trình phát triển lãnh thổ là quan trọng nhất, do Chính phủ trung
ương xây dựng;
- Kế hoạch phát triển lãnh thổ là bước cuối cùng của công việc quy
hoạch lãnh thổ.
Tại Cộng hòa Liên bang Đức, Chính phủ của mỗi bang chủ quản việc
quy hoạch lãnh thổ. Trên bình diện bang (cấp quốc gia), việc xây dựng
chương trình phát triển lãnh thổ không mang tính cưỡng bức và thường được
hội nhập vào “kế hoạch phát triển lãnh thổ” nêu đầy đủ, chính xác và rất chi
tiết các số liệu.
Quy hoạch vùng ở Đức có nhiệm vụ chính là thực hiện và sắp xếp sự
phát triển tích cực của một khu vực. Khái niệm vùng được hiểu là những khu
vực lớn trung bình, một phần của một bang, thường gồm nhiều huyện gộp lại.
Quy hoạch vùng quan tâm đến sự phát triển kinh tế và xã hội đồng thời với
việc bảo tồn và duy trì môi trường. Mối quan hệ này dựa trên lợi ích kinh tế
và sinh thái làm cho quy hoạch vùng trở thành công cụ đặc biệt cho quy
hoạch tổng thể. Hoạt động quan trọng nhất của quy hoạch vùng là việc thiết
6
lập kế hoạch vùng, thường được gọi là “kế hoạch trật tự không gian của
vùng”. Các nội dung hoạt động của quy hoạch vùng quan hệ đến 4 hướng:
- Nhìn nhận các vấn đề quan trọng vượt qua phạm vi vùng. Quy hoạch
vùng phụ thuộc vào các tiền đề của quy hoạch lãnh thổ về các nội dung: Mục
tiêu chung về sắp xếp không gian; sắp xếp khái quát về cấu trúc không gian ở
khu vực dân cư và nông thôn; các địa phương trung tâm và các trục hệ thống
dân cư; dự tính dân số cho vùng; định hướng trị giá về trang thiết bị hạ tầng.
- Lưu ý đến quy hoạch vùng của vùng lân cận vì cần phải có những vị trí
sử dụng không gian liên khu vực tại vùng giáp ranh.
- Xem xét các đề nghị của từng vùng, điều này tác động đến định hướng
cho quy hoạch thôn xã.
- Cuối cùng quy hoạch vùng cần ghi nhận các đề nghị vượt qua phạm vi
vùng về quy hoạch chuyên ngành.
Một điển hình về thành công trong công tác quy hoạch ở Đức là quy
hoạch thủ đô Berlin. Đó là phương án lớn về xây dựng mới và cải tạo trung
tâm Berlin, là một công trường khổng lồ, cả ở trên mặt đất lẫn dưới đất, vì nó
đặt vấn đề không những là phải xây dựng cùng một lúc ở nhiều khu khác
nhau, mà còn phải cải tạo lại các hệ thống thiết bị và giao thông trên và dưới
mặt đất cho cả vùng Berlin: hệ thống cống rãnh, điện, nước, điện thoại, tàu
điện ngầm, xe lửa, xe điện, xe hơi Thành công của quy hoạch tái thiết thủ
đô Berlin là đã tạo nên bộ mặt mới của thành phố, trở thành một thủ đô hiện
đại, xứng đáng với vị trí của nước Đức ở châu Âu và trên thế giới [21].
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Cộng hòa
Liên bang Đức không phải là các quy hoạch riêng rẽ mà là các quy hoạch
ngành, quy hoạch bộ phận trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch
vùng. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch này có sự thống nhất về
không gian và thời gian quy hoạch; cơ bản phù hợp với nhau và hỗ trợ lẫn
7
nhau về nội dung quy hoạch. Những mâu thuẫn, đối kháng lẫn nhau về mục
tiêu và nội dung giữa hai loại quy hoạch được điều chỉnh, được hạn chế nhằm
đạt mục tiêu chung là phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.
2.1.2. Một số đặc điểm Quy hoạch vùng ở Mỹ
Việc quản lý hành chính và quản lý đất đai ở Mỹ được thực hiện theo mô
hình địa lý – hành chính:
- Liên bang;
- Các bang: 50 bang và một số lãnh thổ đặc biệt;
- Các quận (County): có khoảng 3.500 quận;
- Các thành phố, thị trấn, hoặc các đơn vị đô thị nhỏ hơn [15].
Mỹ là nước có nền kinh tế đa dạng pha trộn giữa các doanh nghiệp lớn
có địa bàn hoạt động xuyên quốc gia và đa quốc gia với các doanh nghiệp nhỏ
tại địa phương. Các công ty và tập đoàn sản xuất hàng hoá và dịch vụ quy mô
lớn đòi hỏi có mô hình tổ chức tập trung nhằm quyết định nhanh việc điều
hành và phối hợp hoạt động các văn phòng và nhà máy trên toàn quốc bố trí
gần các vùng tiêu thụ, nguyên – nhiên liệu và nhân công. Mỹ cũng là nước có
nhiều thể chế đảm bảo mức độ phi tập trung hoá cao. Nhờ đó mỗi địa phương
có toàn quyền đưa ra các quyết định trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội khác nhau. Trong đó, quy hoạch phát triển về cơ bản chỉ chịu ảnh hưởng
trong ranh giới địa phương đó. Các yếu tố trên có ảnh hưởng quyết định tới sử
dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Mỹ là bộ phận của quy
hoạch vùng. Về mặt lý thuyết, quy hoạch vùng ở Mỹ hiện nay có hai xu
hướng chính: Thứ nhất, đặt trọng tâm vào hiệu quả kinh tế thuần tuý, thường
dựa trên việc đưa ra các mô hình toán và kinh tế định lượng rất phức tạp để
phân tích hoạt động kinh tế vùng và từ đó đề ra các hướng đầu tư hữu hiệu
nhất; thứ hai, nghiên cứu quy hoạch vùng mang tính chất phát triển kinh tế -
8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét