Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
1.4. Dân số, diện tích:
Dân số: 204.899 người
- Mật độ: 26.182 người/km
2
, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các
Quận, Huyện trong Thành phố.
- Trong đó người Kinh chiếm 89,3%, người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc
khác chiếm 0,5%.
Diện tích: 7,7211 km
2

- Chiếm 0,35% diện tích thành phố.
- Đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 Quận nội thành.
- Diện tích sông rạch chiếm 8,1%.
- Diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích Quận và thuộc loại hàng đầu
so với các Quận, Huyện khác.
2. Tổ chức - hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1:
2.1. Vị trí và chức năng:
Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
Nhân dân Quận 1.
Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban Nhân dân Quận 1; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và
Truyền thông.
Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân
dân thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, du
lịch, báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet, công
nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc
chức năng, nhiệm vụ được giao trên địa bàn Quận; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân Quận và theo quy định pháp
luật.
2.2. Cơ cấu tổ chức:
Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ trưởng,
do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là các Phó
Trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự nghiệp vụ.
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 5
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
Hiện nay, cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 gồm:
01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng và 12 cán bộ, công chức.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng gồm một số chuyên viên, cán sự
được phân công theo dõi, thực hiện các mặt sau:
Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính do Đoàn kiểm tra
liên ngành Văn hóa – Xã hội quận thực hiện.
Chuyên viên tiếp nhận, đề xuất xử lý các hồ sơ vi phạm hành chính do
Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội lập, các hồ sơ vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa, thông tin của 10 phường, các ngành trong Quận chuyển
giao.
Chuyên viên tham mưu soạn thảo và theo dõi quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
Chuyên viên nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đơn vị văn hóa.
Chuyên viên nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và internet; công nghệ thông
tin, hạ tầng thông tin; phát thanh, báo chí, xuất bản, thông tin quản lý.
Chuyên viên nghiệp vụ xây dựng nếp sống văn minh đô thị và tổng hợp.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng gia đình, thực hiện công tác
tuyên truyền và quản lý hoạt động thể dục, thể thao.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác quản lý du lịch, lữ hành.
Lái xe đưa đón Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội quận, Đoàn kiểm
tra hậu kiểm phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
2.3. Chế độ làm việc:
Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của phòng và phụ
trách những công việc trọng tâm. Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giải quyết các
công việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công.
Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các Phó
Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng
phòng quyết định những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phát
sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.
Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải
quyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viên
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 6
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
thực hiện yêu cầu Trưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòng
phụ trách trực tiếp biết.
2.4. Quan hệ công tác:
2.4.1. Đối với Ủy ban Nhân dân Quận 1:
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và toàn
diện từ Ủy ban Nhân dân Quận, liên hệ trực tiếp với Phó Chủ tịch phụ trách khối,
thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dân Quận trong
quá trình công tác.
2.4.2. Đối với Sở, ngành Thành phố:
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ
thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định.
2.4.3. Đối với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm thể dục – Thể thao:
Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với
các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và có trách nhiêm tham mưu cho Ủy ban
Nhân dân Quận về định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục
thể thao trên địa bàn Quận.
2.4.4. Đối với các Phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân Quận 1:
Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được phân công.
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách.
Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn bản
tham mưu Ủy ban Nhân dân Quận ban hành các kế hoạch, công văn, thông báo về
nội dung công việc.
2.4.5. Đối với Ủy ban Nhân dân 10 Phường:
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban
Nhân dân 10 phường qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớp tập
huấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình.
Khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân Quận tham gia các đoàn kiểm tra
đánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ý kiến đóng góp
trong những lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn nghiệp vụ, góp ý
những thiếu sót.
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 7
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
PHẦN BA
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã
khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư
văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham
gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai trò
của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Từ khi có
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa,
giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực
trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước
phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng
và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ
sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ra
đời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nên
đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Riêng tại địa bàn Quận
1 đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc
bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường;
cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu ca
nhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thị
sách Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ
doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phong
phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng
đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi.
Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, góp
phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 8
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
bộ, thư viện, bảo tàng…) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân
dân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước
là đúng đắn. Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ
phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa
“chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho
hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương
mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia)…len lỏi,
hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh
hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầu
các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này.
Là một sinh viên thực tập trong ngành văn hóa và trước “báo động” thực
trạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp. Tôi quyết định chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo
thực tập tốt nghiệp. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở
về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghị
một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong
hoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng Quận 1 nói riêng và Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển.
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 9
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
C HƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE
1.1. Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần.
1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần.
Văn hóa là vật phẩm tinh thần, không thể coi như sản phẩm vật chất. Ở đây
không có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa nhà nước và công dân, không có đa
dạng hóa hình thức sở hữu các giá trị văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa, giá trị sử
dụng của vật phẩm không phải là thuộc tính tự nhiên, nội dung vật chất của vật
phẩm ấy, mà chính là thuộc tính xã hội, nội dung giá trị văn hóa tinh thần của nó.
Đây là một khác biệt có tính nguyên tắc khi nói đến hàng hóa văn hóa. Giá trị sử
dụng của một tác phẩm văn hóa không phải là thuộc tính vật chất tự nhiên của nó,
mà là nội dung giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa. Nội dung này ở những thời điểm
lịch sử, với từng địa phương, từng nhóm công chúng khác nhau có sự khác nhau
về mặt công dụng của nó, nghĩa là về tác động tư tưởng thẩm mỹ.
Một điểm nữa là giá trị sử dụng của một vật phẩm vật chất có thể là đối
tượng chiếm hữu và sử dụng của một cá nhân, có thể hao phí hoàn toàn trong quá
trình sử dụng; còn giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa luôn luôn là tài sản
chung của toàn xã hội, cho dù bản thân tác phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của nhà
nước hay tư nhân. Chính vì vậy trong văn hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa văn
hóa phải là mối quan tâm hàng đầu. Buông lỏng quản lý, xu hướng thương mại
hóa, sự lan tràn sản phẩm độc hại trên thị trường chính là xem nhẹ hoặc hy sinh
giá trị sử dụng để chạy theo giá trị trao đổi hàng hóa tinh thần (bài hát, bức tranh,
điệu múa…) là để bán, nên mục đích chủ yếu của họ là giá trị chứ không phải giá
trị sử dụng. Nhưng quá trình thực hiện giá trị lại được tiến hành trước quá trình
thực hiện giá trị sử dụng, hoặc quá trình thứ nhất được tiến hành một lần là xong,
còn quá trình thứ hai có hậu quả lâu dài trong đời sống xã hội. Ở đây giá trị sử
dụng không chỉ là đối tượng quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng cụ thể
(người mua vé, mua sách, báo ) mà thực chất là toàn xã hội tiêu dùng. Vì vậy
hàng hóa văn hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn. Đó là một dạng hàng hóa đặc
biệt.
Hai mặt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa như đã phân tích đòi hỏi phải
tính đến hai hệ nguyên tắc cơ bản của sản xuất hàng hóa văn hóa.
Nguyên tắc kinh tế là sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,
phải tính đến những đòi hỏi của công chúng với tư cách thị trường tiêu thụ sản
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 10
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
phẩm để điều chỉnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kích thích việc cải
tiến công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành
(dù là sản phẩm hay dịch vụ) dành ưu thế và mở rộng số nhu cầu hiện thực trong
công chúng.
Nhưng đối tượng của giá trị sử dụng hàng hóa văn hóa đòi hỏi việc sản xuất
tác phẩm văn hóa phải tuân thủ nguyên tắc chính trị, đó là vai trò to lớn về mặt tư
tưởng, tinh thần của sản phẩm văn hóa đối với toàn xã hội, nên nó phải được
kiểm soát chặt chẽ bởi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước nhằm
đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở nội dung giá trị sử dụng của
tác phẩm văn hóa. Giá trị sử dụng ấy chính là giá trị nhân văn của tác phẩm văn
hóa, nó nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển toàn diện bản thân con
người, tất cả vì con người, cho con người. Muốn vậy hoạt động văn hóa phải là
“một bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Nói cách khác, định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc sống còn của sản xuất
hàng hóa văn hóa.
Sản phẩm văn hóa tinh thần là hình thái quan niệm về văn hóa nghệ thuật,
tư tưởng, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, do con người sáng tạo
ra trong thực tiễn; sản phẩm tinh thần tập trung trong nó các giá trị tinh thần có
khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, hướng con người tới những
giá trị chân, thiện, mỹ, ích.
Sản phẩm văn hóa tinh thần có thể phân làm hai loại: loại tri thức và loại
văn nghệ.
- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại tri thức như: ca dao, tục ngữ, triết học,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật sản xuất, công nghệ cao
- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại văn nghệ như: dân ca, văn học, kịch, hội
họa, tạo hình âm nhạc, vũ đạo, truyền hình, điện ảnh.
Giống như sản phẩm vật chất, sản phẩm văn hóa tinh thần cũng là kết quả
hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình tác động vào tự nhiên để thay
đổi các hình thái vật chất của tự nhiên, phục vụ nhu cầu vật chất của mình, ở con
người đồng thời xuất hiện những nhu cầu tinh thần và các giá trị tinh thần.
Hàng hóa văn hóa tinh thần là một loại hàng hóa đặc biệt, được tạo nên từ
sự kết hợp của hai yếu tố sản phẩm tinh thần và hàng hóa. Nói cách khác, hàng
hóa và văn hóa tinh thần là những sản phẩm văn hóa tinh thần được đem ra trao
đổi, mua bán.
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 11
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
Sản phẩm văn hóa tinh thần có tính chất hàng hóa gồm chủ yếu là loại hình
sản phẩm văn hóa ứng dụng: xuất bản phẩm, báo chí, phim ảnh Chúng cũng là
sản phẩm của lao động, được sáng tạo nhằm mục đích trao đổi. Những hàng hóa
này đi vào thị trường văn hóa và thực hiện giá trị của mình, được người tiêu dùng
mua để phục vụ nhu cầu tinh thần - một nhu cầu không thể thiếu và ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
Một sản phẩm văn hóa tinh thần nếu có nội dung lành mạnh, có tính tư
tưởng và nghệ thuật cao sẽ có tác động tích cực đến người tiêu dùng và xã hội.
Nó làm cho con người sống nhân văn hơn, thương yêu nhau hơn; nó khích lệ
người ta vượt qua những khó khăn, gian khổ, đau buồn để vươn tới một cuộc
sống tốt đẹp. Bên cạnh đó, các sản phẩm văn hóa tinh thần còn phê phán những
thói hư, tật xấu của con người, của xã hội để cảnh tỉnh rút ra những bài học phòng
tránh.
Ngược lại, những sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo ra theo quan
điểm thẩm mỹ lệch lạc, bị chi phối bởi lợi nhuận là nguyên nhân xuất hiện trên thị
trường những tác phẩm “phản văn hóa”. Loại hàng hóa văn hóa tinh thần kiểu này
nhằm thỏa mản những thị hiếu thẩm mỹ thấp kém, nhu cầu giải trí thiếu lành
mạnh. Những loại hàng hóa văn hóa này sẽ gây ra những tác động tiêu cực dễ dẫn
người ta đến sự buồn chán, xa đọa, nổi loạn.
Do đó để có một thị trường hàng hóa văn hóa tinh thần phong phú lành
mạnh có tính tư tưởng và nghệ thuật cao thì chủ thể sáng tạo, nhà sản xuất phải
dựa vào nhu cầu, lợi ích chính đáng của xã hội, không được vì lợi ích kinh tế của
riêng mình, chạy theo những thị hiếu tầm thường, cá nhân thiểu số mà làm tổn hại
đến môi trường văn hóa chung, lành mạnh của xã hội.
1.1.2. Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần.
Điểm xuất phát để nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức
sản xuất là tư tưởng của học thuyết Mác-xít về sản xuất vật chất là hai hình thái
cơ bản của hoạt động người.
Sản xuất tinh thần không những tạo ra các giá trị tinh thần được khách quan
mà còn bao hàm cả việc hình thành văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng và sự
giao tiếp văn hóa. Sản xuất tinh thần cũng có thể phân ra đối tượng lao động, quá
trình lao động và kết quả lao động. Tuy nhiên, ở đây đối tượng lao động có thể là
những quan hệ xã hội và quá trình tư duy nhân loại, còn sản phẩm lao động có thể
tồn tại không tách khỏi hành động sáng tạo của người sản xuất trực tiếp.
Sản xuất tinh thần như một ngành tương đối độc lập trong hoạt động xã hội
đã tạo ra đội ngũ đặc biệt những người làm việc chuyên môn hóa. Tuy nhiên, sự
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 12
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
phát triển mạnh mẽ đời sống tinh thần còn phụ thuộc sự tham gia vào lĩnh vực
này của đông đảo nhân dân lao động. Ở đây có ý nghĩa quan trọng là tư tưởng của
Mác về mối quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và thời gian tự do, phát
triển tính cách con người thông qua sử dụng thời gian tự do có văn hóa và tác
dụng của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.
Với tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thời gian tự do rất cần thiết để phát
triển tự do, để sản xuất các giá trị tinh thần trước hết là sản xuất ra bản thân người
lao động với những thuộc tính văn hóa phong phú.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý một bộ phận nhất định những hoạt
động người, có thể xem văn hóa như quá trình sản xuất tinh thần và khách thể hóa
chúng như những giá trị tinh thần và giá trị vật chất, những thuộc tính của bản
thân con người với tư cách chủ thể của quá trình hoạt động.
Do bản chất chính trị của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể tiến hành
cả hai phần việc để xây dựng nền văn hóa: tổ chức quản lý văn hóa chuyên
nghiệp và tổ chức quản lý văn hóa quần chúng. Công tác văn hóa có thể phân
thành hai mảng:
1. Tổ chức quản lý văn hóa chuyên nghiệp bao gồm cả sản xuất và lưu
thông phân phối đem văn hóa đến quần chúng.
2. Tổ chức quản lý văn hóa quần chúng, bao gồm cả hoạt động sản xuất,
trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần đem quần chúng đến văn hóa.
Ở hệ thống thứ hai nhân dân trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản
phẩm văn hóa. Đây là hệ thống thiết chế sự nghiệp công tác văn hóa quần chúng,
đối tượng xem xét chủ yếu trong khóa luận này.
Quá trình xã hội hóa và phát triển cá nhân, sự hình thành nhân cách văn hóa
bao giờ cũng diễn ra bởi hai chiều tác động liên tục đan xen lẫn nhau, dệt thành
những nhân cách cụ thể. Chiều dọc là sự tác động của văn hóa xã hội của cá nhân
ấy, tức cá nhân tự xác định mình trong môi trường văn hóa. Sự vận động này
thống nhất hai mặt giáo dục văn hóa và thỏa mãn nhu cầu văn hóa toàn diện của
con người. Tính chất phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân hoàn toàn tùy
thuộc vào tính chất phong phú các mối quan hệ thực sự của chính cá nhân ấy. Ở
đây con người thể hiện trong sự vận động văn hóa trên ba mối quan hệ chủ yếu:
+ Cá nhân chiếm lĩnh giá trị văn hóa.
+ Cá nhân sáng tạo văn hóa.
+ Cá nhân như đại biểu mang văn hóa, có quan hệ giao lưu trao đổi với
nhau.
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 13
Báo cáo thực tập GVHD: Ths. Nguyễn Văn
Thắng
Tổ chức quản lý vận động văn hóa theo chiều ngang này như là một lĩnh
vực sản xuất tinh thần, hệ thống công tác văn hóa quần chúng bao gồm từ bộ máy
quản lý nhà nước các cấp đến mạng lưới các đơn vị sự nghiệp. Bộ máy quản lý là
Bộ văn hóa – thể thao và du lịch ở cấp Trung ương. Sở văn hóa – thể thao và du
lịch Tỉnh, Thành; phòng văn hóa – thể thao và du lịch Quận, Huyện. Chức năng
cơ bản loại hình hoạt động này là quản lý nhà nước về hành chính pháp chế
(đường lối của Đảng, tổ chức, kế hoạch, kinh phí…).
Sản xuất tinh thần cũng được tổ chức thành hoạt động cụ thể do các thiết
chế sự nghiệp như những đơn vị cơ sở tiến hành. Hoạt động văn hóa như một quá
trình sản xuất. Chức năng quản lý chỉ xuất hiện từ yêu cầu tổ chức và điều hành
sản xuất. Các cơ quan quản lý chỉ phát huy tác dụng của mình thông qua những
đơn vị sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế văn hóa của chúng. Chỉ có bộ
máy quản lý hành chính pháp chế gồm những Bộ, Sở, Phòng, Ban tức là chưa
có đơn vị sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì vậy, nếu giáo dục phải có trường
học, y tế phải có bệnh viện thì văn hóa quần chúng phải có thiết chế sự nghiệp
như: Cung văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng với tư cách là đơn vị sản
xuất, chủ thể trực tiếp của công tác văn hóa quần chúng. Có thể phát thảo lược đồ
hệ thống tổ chức sản xuất văn hóa như sau:
CẤP QUẢN LÝ BỘ MÁY QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT
Trung ương Bộ Văn hóa – Thể thao và
Du lịch (cục - vụ - viện)
Cung văn hóa, nhà văn hóa,
bảo tàng, thư viện Trung
ương…
Tỉnh, thành phố Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch
Nhà văn hóa, triển lãm, thư
viện tỉnh…
Quận, huyện, thị
xã, thành phố
thuộc tỉnh
Phòng Văn hóa – Thể thao
và Du lịch
Nhà văn hóa, trung tâm văn
hóa thông tin, thư viện
huyện…
Xã, phường, thị
trấn
UBND (cán bộ văn xã) Trung tâm VH xã, phường…
SVTT: Tống Kim Quang
MSSV: KS7D - 79 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét