BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-
UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-
BTC-BKHĐT
Hà Nội , ngày 12 tháng 8 năm 2002
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - UỶ BAN DÂN TỘC MIỀN NÚI - TÀI CHÍNH - KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ SỐ 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT NGÀY 12
THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ
02/2002/NĐ-CP NGÀY 3/1/2002 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/1998/NĐ-CP NGÀY 31-3-
1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về "phát triển
thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc" và Nghị định số 02/2002/NĐ-
CP ngày 3/1/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
20/1998/NĐ-CP.
Liên Bộ Thương mại - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện như sau:
I. VỀ ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc là địa bàn được Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi công nhận và phân loại theo ba khu vực theo mức độ phát triển (I, II, III) tại các
quyết định: Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997; Quyết định số 26/1998/QĐ-UB
ngày 18/3/1998; Quyết định số 21/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998; Quyết định số
21/1998/QĐ-UBDTMN ngày 25/2/1998 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quyết định và hướng dẫn thực hiện trong trường hợp có sự
thay đổi về đơn vị hành chính và địa giới của các xã, huyện, tỉnh thuộc địa bàn miền núi,
hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
II. XÂY DỰNG CHỢ, CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC HOẶC HỢP
TÁC XÃ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CỤM XÃ CỦA TỪNG KHU
VỰC
1. Đối với khu vực III: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp
tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền
núi, vùng cao theo Quyết định 35/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ (nay
thuộc chương trình 135) thực hiện theo Thông tư liên tịch số 666/2001/ITLT/BKH-
UBDTMN-BXD-BTC ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình
hạ tầng thuộc Chương trình 135.
2. Đối với khu vực II: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp
tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn không thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm
xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét các điều kiện sau đây để quyết định đầu tư
xây dựng từ ngân sách địa phương:
- Chợ, cửa hàng phải nằm trong quy hoạch.
- Có yêu cầu bức xúc hình thành chợ để đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, ổn định đời sống,
phát triển sản xuất hàng hoá.
3. Đối với khu vực I: việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp thực hiện phương
châm "Nhà nước và người kinh doanh cùng làm":
- Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ như
san ủi mặt bằng, điện, cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh
- Người kinh doanh góp vốn để xây dựng các công trình kiến trúc nơi bán hàng: kiốt,
quầy bán hàng, đình chợ và được sử dụng diện tích kinh doanh trong chợ theo qui định
trong hợp đồng góp vốn giữa người kinh doanh với cơ quan quản lý chợ.
- Huy động từ nguồn vốn tín dụng trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi.
- Khuyến khích các hình thức đầu tư khác theo quy định của luật pháp.
4. Sở Thương mại - Du lịch (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại) căn cứ quy hoạch phát
triển chợ và các điều kiện khác, phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng kế hoạch
phát triển chợ, cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại - dịch vụ,
trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.
Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với hoạt động chợ theo
Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại. Việc quản lý chợ về
mặt hành chính theo quy định về phân cấp quản lý chợ tại mục II Thông tư số 15/TM-
CSTNTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.
III. VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, GIẢM LÃI SUẤT
CHO VAY ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC
1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là các thương nhân thuộc các
thành phần kinh tế có hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đổng bào
dân tộc, bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính sự nghiệp;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam;
- Hợp tác xã;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Nghị định số
02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Các đối tượng trên chỉ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại
Thông tư này khi:
- Đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế theo đúng luật định.
- Mở sổ kế toán, ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến
hoạt động thương mại theo đúng quy định của pháp luật.
2. Địa bàn áp dụng.
Địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được áp dụng quy định miễn, giảm
thuế thực hiện theo quy định tại mục I của Thông tư này.
3. Nội dung miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các thương nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào
dân tộc được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a. Mức miễn, giảm và thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
a.1. Đối với thương nhân kinh doanh tại khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc.
- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định
20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và
theo mức miễn giảm như đang hưởng.
- Đối với đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: Thực hiện miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động
bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong 2 năm nữa.
a.2. Đối với thương nhân kinh doanh tại khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc kinh doanh các mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàng nông, lâm
sản được trợ cước vận chuyển:
- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định
20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và
theo mức miễn giảm như đang hưởng.
- Đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
thời hạn 2 nằm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 5 nằm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân
trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
thêm 2 nằm nữa.
a.3. Đối với thương nhân kinh doanh ở khu vực I trực tiếp bán các mặt hàng chính sách
xã hội và thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh ở khu vực I và khu vực II thuộc địa
bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc khi bán các hàng hoá khác (ngoài các hàng
hoá được nêu ở tiết a.2, thuộc khoản a tiểu mục 3 của mục III thông tư này):
- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định
20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và
theo mức miễn giảm như đang hưởng.
- Đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2
năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ
20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm 2 năm
nữa.
Để được miễn, giảm thuế theo các tiết a, b, c điểm 3.1 mục 3 phần III của Thông tư này,
thương nhân phải hạch toán riêng phần doanh thu và thu nhập chịu thuế của hoạt động
thương mại phát sinh trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc làm cơ sở để
cơ quan thuế xác định và thực hiện việc miễn, giảm thuế.
b. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc miễn, giảm thuế cho các thương nhân theo quy định tại Nghị định số 02/2002/NĐ-
CP và hướng dẫn tại Thông tư này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc nộp thuế của
thương nhân thực hiện vào thời điểm quyết toán thuế hàng năm.
Hàng quý, thương nhân được tạm thời kê khai và nộp thuế theo mức thuế được miễn,
giảm quy định tại Điểm 3, Mục III của Thông tư này. Hết năm, khi quyết toán, cơ quan
thuế xét duyệt chính thức trên tờ khai tính thuế và ra thông báo thuế, trong đó ghi rõ số
thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm. Nếu số thuế thương nhân đã tạm nộp trong năm
chưa đủ so với số thuế phải nộp ghi trong thông báo thuế thì thương nhân phải nộp đủ số
thuế còn thiếu theo đúng thời hạn ghi trong thông báo; trường hợp số thuế tạm nộp lớn
hơn số thuế ghi trong thông báo thì được trừ vào số thuế phải nộp của năm sau.
Cơ quan thuế chỉ được thực hiện việc miễn, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này
đối với các thương nhân kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế trực
tiếp quản lý tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc nơi phát sinh hoạt động
thương mại thuộc diện ưu đãi.
Trong cùng một thời gian, nếu thương nhân vừa được miễn thuế, giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 02/2002/NĐ-CP, vừa được miễn, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị
định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc miễn, giảm thuế được thực hiện theo quy định có
mức miễn giảm lớn nhất trong các quy định trên.
4. Trách nhiệm của thương nhân và của cơ quan thuế.
a. Thương nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thuộc
đối tượng áp dụng Thông tư này có trách nhiệm:
- Xuất trình giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế
quản lý ở địa bàn.
- Kê khai đầy đủ doanh thu và thu nhập chịu thuế theo định kỳ do cơ quan thuế hướng
dẫn.
Thương nhân vi phạm chế độ đăng ký, kê khai thuế; chế độ sổ sách, chứng từ kế toán thì
không được miễn, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này và tuỳ theo mức độ vi phạm
mà bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
b. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm:
- Hướng dẫn kiểm tra các thương nhân trong việc triển khai thực hiện Thông tư này.
- Trong quá trình kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của các thương nhân theo định kỳ, kiểm tra
quyết toán thuế, nếu phát hiện thương nhân có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc
không thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này, cơ quan thuế có
trách nhiệm truy thu đủ số thuế thương nhân phải nộp theo luật định, xem xét mức độ vi
phạm và xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thuế.
- Cơ quan thuế phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng số thuế phải nộp, số thuế được miền, giảm;
số thuế còn phải nộp và các chỉ tiêu khác trên các chứng từ thu, tờ khai thuế, sổ bộ thuế
và sổ kế toán thuế. Cuối năm, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng
hợp đầy đủ tình hình thực hiện việc miễn, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này và
báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
5. Về lãi suất cho vay theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 02/2002/NĐ-CP: thực hiện theo
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính.
IV. VỀ BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ CHO CÔNG CHỨC,
CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG Ở MIỀN NÚI
Hàng năm, Bộ Thương mại lập kế hoạch và dự toán ngân sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho
công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở miền núi, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc trong ngân sách đào tạo của Bộ, và thực hiện theo dự toán được giao.
V.TRỢ GIÁ TRỢ CƯỚC ĐỂ BÁN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI,
MUA MỘT SỐ SẢN PHẨM SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC.
1. Bán mặt hàng chính sách xã hội (mặt hàng thiết yếu được trợ giá, trợ cước vận chuyển)
ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
a. Đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước đối với một số mặt hàng bán ở
miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:
Các mặt hàng có trợ giá, trợ cước được bán cho mọi đối tượng đang sinh sống tại các địa
bàn quy định tại mục I, khoản 1 của Thông tư này, tại các điểm bán theo quy định của Uỷ
ban Nhân dân Tỉnh.
Tất cả các mặt hàng được trợ giá, trợ cước phải được quản lý chặt chẽ, đặc biệt chú ý các
mặt hàng: giống cây trồng, giống thuỷ sản, muối iốt. Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định
phương thức thực hiện, biện pháp quản lý để bảo đảm hàng hoá đến đúng đối tượng thụ
hưởng, đủ số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian địa điểm và giá quy định.
b. Danh mục mặt hàng chính sách xã hội bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quyết định cho từng thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi căn cứ yêu cầu và chủ trương khuyến
khích phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, tham khảo ý
kiến các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo
vùng đồng bào dân tộc để quyết định việc điều chỉnh danh mục mặt hàng được trợ giá,
trợ cước vận chuyển trong từng thời kỳ cho phù hợp.
c. Cự ly vận chuyển được trợ cước, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước và các
khoản mục giá được trợ giá đối với các mặt hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển để bán ở
miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thực hiện theo Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp cần điều chỉnh các quy định về cự ly vận chuyển được trợ cước, địa
điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước và các khoản mục được trợ giá đối với từng mặt
hàng, Bộ Thương mại chủ trì việc xác định lại và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.
d. Phương pháp xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển:
- Đơn giá trợ cước vận chuyển đưọc tính theo công thức:
Đơn giá trợ cước vận chuyển mặt hàng A = ồ (đơn giá cước vận chuyển mặt hàng A theo
cấp loại đường (i) x cự ly loại đường (i)) + chi phí bốc xếp + phí cầu, đường, phà + hao
hụt vận chuyển định mức (nếu có).
Trong đó:
+ Đơn giá cước vận chuyển bằng Ô tô: trên các tuyến đường do Trung ương quản lý căn
cứ theo đơn giá cước vận tải hàng hoá bằng Ô tô quy định tại Quyết định số 89/2000/QĐ-
BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ; trên các tuyến đường đo địa
phương quản lý căn cứ theo quy định của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh.
+ Đơn giá cước vận chuyển bằng phương tiện thô sơ (xe bò, xe ngựa, xe thồ, xe công
nông ) được tính tối đa như sau:
. Từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Sơn La.
. Từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum.
. Từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Hoà Bình, Lạng Sơn, Đắc Lắc.
. Từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bình Phước.
Trường hợp mức cước vận chuyển bằng các loại phương tiện thô sơ cao hơn mức giá
trên, Sở Tài chính - Vật giá báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
+ Đơn giá cước vận chuyển bằng các loại phương tiện khác (đường sắt, đường sông) tính
theo giá cước do cơ quan có thẩm quyền quy định. Nếu không có giá cước quy định thì
tính theo mức giá cước thực tế hợp lý của từng loại phương tiện.
- Các khoản phí cầu, đường, phà; chi phí bốc xếp, hao hụt trong quá trình vận chuyển
(nếu có) được tính vào đơn giá trợ cước vận chuyển. Các khoản phí, chi phí này thực hiện
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không có quy định thì thực hiện
theo thực tế hợp lý tại địa phương ở thời điểm vận chuyển.
- Mức trợ giá giống cây trồng: 1à phần chênh lệch giữa giá vốn với giá bán cho người
mua tại các trung tâm cụm xã:
Mức trợ giá giống = Giá vốn - Giá bán cho dân tại trung tâm cụm xã.
Trong đó :
+ Giá vốn: là giá mua giống tại chân hàng và chi phí lưu thông hợp lý trừ cước vận
chuyển đã được tính trong đơn giá trợ cước vận chuyển.
+ Giá bán cho dân tại trung tâm cụm xã do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định.
- Múc trợ giá muối iốt bao gồm chi phí tiền công trộn muối iốt và tiền bao PE (trừ giá trị
bao PE được viện trợ, nếu có), do Ban Vật giá Chính phủ quy định.
e. Nguyên tắc xác định mức giá hoặc khung giá bán lẻ mặt hàng được trợ giá, trợ cước:
- Đối với mặt hàng Nhà nước đã quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đa thì
Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức giá cụ thể trong giới hạn cho phép.
- Đối với mặt hàng Nhà nước không quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đa
thì Uỷ ban Nhân dân Tỉnh căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, giá thị trường và sức
mua của nhân dân, quy định mức giá bán lẻ thống nhất hoặc quy định khung giá các mặt
hàng được trợ giá, trợ cước tại các địa bàn được hưởng chính sách. Mức giá hoặc khung
giá phải tương đương với giá bán mặt hàng cùng loại có bán tại các thành phố, thị xã tỉnh
lỵ.
- Riêng đối với giống cây trồng, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định giá bán giống cây trồng
căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, sức mua của đồng bào và xem xét mức giá bán
lẻ giống cây trồng của các vùng giáp ranh thuộc các tỉnh khác để quy định giá bán cho
phù hợp.
g. Đối với những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III), nếu nhân dân không có khả năng
mua hàng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh căn cứ vào kinh phí trợ giá, trợ cước được
phân bổ trong năm và nguồn ngân sách của tỉnh, xem xét quyết định việc cấp không thu
tiền một hoặc một số mặt hàng (trừ những mặt hàng đã có chính sách cấp không thu tiền
theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày
30/10/2001 và Công văn số 941/CP-KTTH ngày 19/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ),
theo nguyên tắc:
- Đối tượng xem xét cấp không thu tiền: Chỉ xét cấp cho hộ thuộc diện hộ đói hoặc hộ
quá nghèo trong khu vực III, thực sự không có tiền mua hàng, do Uỷ ban Nhân dân xã
bình chọn, đề nghị. Chú ý đến các hộ gia đình chính sách và yêu cầu bảo đảm đoàn kết
dân tộc, ổn định đời sống thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Giá vốn thanh toán hàng cấp không thu tiền, không được lớn hơn giá bán lẻ hàng cùng
loại được trợ giá, trợ cước trên địa bàn ở cùng thời điểm và do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy
định.
2. Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá được sản xuất ở các xã đặc
biệt khó khăn thuộc miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
a. Đối tượng hưởng chính sách trợ cước tiêu thụ sản phẩm:
Người sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn được bán sản phẩm (trong danh nục được trợ
cước tiêu thụ) cho thương nhân (được giao mua sản phẩm có trợ cước) tại các điểm mua
theo quy định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
Địa điểm mua sản phẩm, danh mục sản phẩm và giá mua sản phẩm được trợ cước tiêu
thụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Tiền trợ cước vận chuyển được cấp cho những thương nhân trực tiếp mua một số sản
phẩm hàng hoá nông lâm sản hoặc sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản (gọi chung là
hàng nông, lâm sản) của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là người sản xuất) ở các xã đặc
biệt khó khăn, căn cứ kết quả đã mua được, theo phương án được Uỷ ban Nhân dân tỉnh
phê duyệt.
b. Danh mục sản phẩm hàng hoá được trợ cước vận chuyển để tiêu thụ do Uỷ ban nhân
dân Tỉnh quyết định hàng năm, trong khung giới hạn mặt hàng do Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi quy định.
c. Cự ly vận chuyển tối đa được trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm:
- Đối với các tỉnh miền núi được tính từ trung tâm cụm xã khu vực III đến các điểm tiêu
thụ là thị xã, thành phố ở vùng đồng bằng gần nhất.
- Đối với các tỉnh có miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được tính từ trung tâm
cụm xã khu vực III đến thị xã tỉnh lỵ.
- Nếu địa điểm tiêu thụ thực tế nằm trong khoảng cự ly trợ cước vận chuyển theo quy
định thì mức trợ cước vận chuyển được tính theo cự ly vận chuyển thực tế.
d. Phương pháp xác định mức trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm thực hiện như
hướng dẫn đối với trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách bán ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc (Mục V, khoản 1, điểm d) của Thông tư này.
e. Nguyên tắc xác định mức giá mua tối thiểu (giá sàn) sản phẩm được trợ cước vận
chuyển:
- Sản phẩm hàng hoá (nông, lâm sản) phải nằm trong danh mục sản phẩm do Uỷ ban
nhân dân Tỉnh quyết định được trợ cước tiêu thụ.
- Giá mua tối thiểu (giá sàn) = giá sản phẩm được tiêu thụ tại thành phố, thị xã tỉnh lỵ trừ
(-) chi phí lưu thông hợp lý. Chi phí lưu thông hợp lý không bao gồm chi phí vận chuyển,
vì khoản này đã được hỗ trợ.
Sở Tài chính - Vật giá phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm chắc diễn biến giá thị
trường có giải pháp để quản lý giá mua sản phẩm được trợ cước vận chuyển, chống ép
giá đối với người sản xuất, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định mức giá sàn
cho phù hợp với từng loại sản phẩm.
Khi giá sản phẩm được trợ cước vận chuyển trên thị trường xuống thấp hơn mức giá sàn
đã quy định, gây bất lợi cho người sản xuất và cho thương nhân được giao nhiệm vụ tổ
chức mua, vận chuyển, tiêu thụ, Sở Tài chính - Vật giá cùng các ngành liên quan báo cáo
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và đơn vị
được giao nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm.
3. Kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách xã hội và trợ cước vận chuyển tiêu thụ
sản phẩm:
a. Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng đồng bào
dân tộc có nhiều khó khăn, chủ yếu là khu vực II và III. Đối với những vùng miền núi,
hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít khó khăn hơn, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định việc
thực hiện chính sách và sử dụng nguồn ngân sách địa phương.
Việc lập, phân bổ và giao dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách và trợ
cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Kinh phí trợ giá, trợ cước được trích từ nguồn ngân
sách Trung ương và cấp cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh theo hình thức "kinh phí uỷ quyền".
b. Tổ chức thực hiện ở địa phương:
Căn cứ kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển được ngân sách Trung ương cấp và nguồn
bổ sung từ ngân sách địa phương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch và phân bổ
kinh phí cho từng mặt hàng phù hợp với thực tế của tỉnh. Ưu tiên đảm bảo nhu cầu mặt
hàng thiết yếu nhất và vùng đặc biệt khó khăn.
4. Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định chọn thương nhân thực hiện việc mua, bán hàng hoá
có trợ giá, trợ cuớc, thông qua áp dụng hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thương nhân có
đủ điều kiện về mạng lưới, cơ sở vật chất, cán bộ, và giao nhiệm vụ thực hiện việc bán
các mặt hàng có trợ giá, trợ cước, mua sản phẩm được trợ cước tiêu thụ.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra
thường xuyên, định kỳ việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước đến từng điểm bán
hàng theo đúng các quy định của Nghị định số 02/2002/NĐ-CP và Nghị định số
20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm cho đồng bào sống ở địa bàn miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc diện chính sách theo đúng số
lượng, đúng giá cả quy định, chất lượng đảm bảo tại địa điểm quy định, bán được các sản
phẩm sản xuất ở vùng khó khăn với giá cả hợp lý. Xử lý nghiêm minh các sai phạm, đặc
biệt là các hành vi gian lận trong kê khai thanh toán kinh phí trả giá, trợ cước; chống lãng
phí thất thoát ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết
quả thực hiện.
VI. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở MIỀN NÚI,
HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1. Mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải
đảo và vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chi phối thị trường về bán các mặt hàng chính
sách xã hội, vật tư phục vụ sản xuất và mua một số sản phẩm quan trọng của đồng bào
sản xuất ra, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương
mại phải có cửa hàng đến trung tâm cụm xã. Có hình thức thích hợp để sử dụng các hợp
tác xã thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp nhà nước khác (xí nghiệp, nông lâm
trường ), trường học, trạm xá, đội ngũ giáo viên và những người có tín nhiệm trong các
thôn bản làm đại lý hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá. Xây dựng mối liên kết giữa các
doanh nghiệp nhà nước ở trung ương với địa phương, giữa các doanh nghiệp trên cùng
địa bàn, giữa các thành phần kinh tế với nhau theo tinh thần cùng có lợi nhằm tạo ra hệ
thống các kênh lưu thông thông suất từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác.
Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và các ngành hữu quan trong
tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới hoạt động thương mại (bao gồm chợ, cửa
hàng của doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại dịch vụ, thương nghiệp ngoài
quốc doanh ) và tổ chức thực hiện quy hoạch được phê duyệt. Quy hoạch phải phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, đưa các hoạt động thương mại gắn với quy
hoạch dân cư và vùng sản xuất, từng bước phủ kín các vùng "trắng" về mạng lưới thương
mại.
2. Về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong thương mại: thực hiện theo các
quy định của luật pháp về doanh nghiệp công ích.
Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét các doanh nghiệp có
đủ điều kiện, có nhu cầu chuyển sang hình thức doanh nghiệp công ích lập phương án
trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, theo trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp công
ích.
3. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng
đồng bào dân tộc.
a. Nhu cầu vốn lưu động hợp lý của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi,
hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được xác định trên cơ sở:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh.
- Tình hình vốn lưu động (bao gồm cả vốn tự có và vốn vay) của doanh nghiệp trong 2-3
năm gần đây.
- Các điều kiện kinh doanh như đường xá và cự ly vận tải, thời tiết khí hậu ảnh hưởng
đến quá trình lưu thông, tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, điều kiện dịch vụ
thanh toán và tín dụng của ngân hàng, tập quán và nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân
dân, và các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn lưu động.
- Yêu cầu về dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hàng thuộc diện mặt hàng chính
sách xã hội.
Doanh nghiệp lập phương án đề nghị bổ sung vốn lưu động báo cáo Sở Thương mại, Chi
cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (đối với các địa phương được
thành lập Chi cục) hoặc Sở Tài chính (đối với các địa phương không có tổ chức Chi cục)
tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
b. Cấp bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại:
Trình tự lập kế hoạch vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương
mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo quy trình và hướng dẫn thực hiện
Luật Ngân sách nhà nước.
Nguồn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước trung ương do ngân sách trung
ương đảm bảo.
Nguồn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước địa phương do ngân sách địa
phương đảm bảo. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định cấp bổ sung vốn lưu động
cho doanh nghiệp theo dự toán ngân sách được giao.
VII. QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH Ở MIỀN NÚI, HẢI
ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1. Các mặt hàng được trợ giá, trợ cước để bán ở miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân
tộc được cấp vốn dự trữ gồm:
(1) Muối: gồm có muối thường (để trộn iốt) và muối iốt thành phẩm.
(2) Dầu hoả thắp sáng.
Vốn dự trữ chủ yếu sử dụng cho khu vực III. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa
phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh có thể bổ sung mặt hàng nhất thiết phải có dự trữ ở những
vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III).
2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách
qui định ở điểm 1 được cấp đủ vốn dự trữ từ ngân sách địa phương. Mức vốn được cấp
đủ nhu cầu dự trữ lưu thông mặt hàng chính sách, tương đương với nhu cầu tiêu dùng mặt
hàng đó của nhân dân thuộc địa bàn phục vụ trong thời gian bình quân từ 2 đến 3 tháng.
Tuỳ tình hình của từng khu vực, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định thời gian dự trữ phù hợp
với thực tế địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định cụ thể số lượng hàng hoá và vốn tương ứng dự trữ
từng mặt hàng, từng khu vực (I, II, III), thời điểm dự trữ và việc huy động vốn dự trữ mặt
hàng chính sách cho nhu cầu kinh doanh ở những thời điểm phù hợp.
4. Doanh nghiệp được cấp vốn có trách nhiệm sử dụng vốn để dự trữ lưu thông mặt hàng
chính sách. Tổ chức dự trữ lưu thông phải đạt được yêu cầu đối với từng mặt hàng, ở
từng địa bàn và thời điểm. Doanh nghiệp được chủ động tổ chức dự trữ lưu thông phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn khu vực (I, II III) và đặc điểm của hàng hoá,
nhu cầu tiêu dùng.
Vào những thời điểm như mùa mưa lũ, tết, lễ hội và ở những địa bàn giao thông đặc biệt
khó khăn, yêu cầu thực tế đòi hỏi lượng hàng hoá dự trữ ở mức cao hơn mức dự trữ bình
quân, doanh nghiệp có trách nhiệm huy động các nguồn vốn khác để dự trữ. Ngoài những
thời điểm và địa bàn trên đây, doanh nghiệp được tạm thời sử dụng một phần số vốn dự
trữ vào kinh doanh mặt hàng khác và phải hoàn trả kịp thời để dự trữ hàng chính sách,
đảm bảo cung ứng đủ hàng cho nhu cầu của nhân dân.
5. Vốn dự trữ các mặt hàng chính sách, được quản lý như vốn lưu động và bảo toàn vốn
theo quy định về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà
nước.
Sáu tháng một lần, doanh nghiệp được cấp vốn dự trữ phải báo cáo với Sở Tài chính, Sở
Thương mại về tình hình sử dụng vốn dự trữ mặt hàng chính sách. Sở Tài chính tổng hợp
báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ Tài chính.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban Dân tộc và miền núi chủ trì, phối hợp các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban dân
dân các tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, theo dõi kết quả
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện chính
sách trợ giá trợ cước vận chuyển của địa phương, của các Bộ ngành và doanh nghiệp có
sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước. Kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc khó
khăn, báo cáo đề xuất với Chính phủ các giải pháp cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện
chính sách đúng mục tiêu, có hiệu quả, theo đúng các chế độ quản lý.
2. Bộ Thương mại chủ trì theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện chính sách khuyến khích,
ưu đãi đối với thương nhân; phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi, các Bộ ngành liên
quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh theo dõi và giải quyết những khó khăn vướng mắc
trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ cước trợ giá; hướng dẫn các địa phương thực
hiện các biện pháp mở rộng thị trường, phát triển lưu thông hàng hoá trên địa bàn miền
núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan có liên
quan phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Bộ Thương mại theo dõi việc thực hiện
và giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách quy định tại Nghị
định 20/1998/NĐ-CP và Nghị định 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi và
kiểm tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn. Phát hiện và xử lý kịp thời những khó
khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ
ngành liên quan biện pháp giải quyết.
5. Thông tư này thay thế các văn bản sau đây:
- Thông tư liên tịch số 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 31/7/ 1998
của Liên Bộ Thương mại - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch
Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP;
- Thông tư số 112/1998/TT/BTC ngày 4/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
việc miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng
đổng bào dân tộc;
- Thông tư số 06/1998/TT/BVGCP ngày 22/8/1998 của Ban Vật giá Chính phủ hướng
dẫn nguyên tắc xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển và xác định mức giá bán lẻ
các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước tại các tỉnh miền núi, hải đảo và vùng
đồng bào dân tộc; và có hiệu lực thi hành theo hiệu lực thi hành Nghị định số
02/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu hướng dẫn
bổ sung.
Hoàng Công Dung Trần Văn Tá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét